Cảnh Sắc | Sắc Cảnh (7) | Sắc Thô (12) | Sắc Pháp (28) | |
Cảnh Thinh | ||||
Cảnh Khí | ||||
Cảnh Vị | ||||
Cảnh Xúc | Đất | |||
Lửa | ||||
Gió | ||||
Cảnh Pháp | Sắc Thần kinh Nhãn | |||
Sắc Thần kinh Nhĩ | ||||
Sắc Thần kinh Tỷ | ||||
Sắc Thần kinh Thiệt | ||||
Sắc Thần kinh Thân | ||||
Sắc Tế (16) | ||||
Tâm (121) | Danh Pháp (106) | |||
Tâm Sở (52) | ||||
Níp Bàn (1) | ||||
Chế định (13) |
21 cảnh
|
Thắng Pháp Tập Yếu - TL Tịnh Sự
Lục căn thu thúc giới (Indriyasaṃvarasīla)Đức Thế Tôn đã dạy:
“Idha bhikkhave bhikkhu
“Ở đây, này các tỳ-kheo, vị tỳ-kheo
Văn kinh trên dạy về ý nghĩa giới thu thúc lục căn (indriyasaṃvara), sẽ giải thích từ ngữ trong văn kinh gom chung sự thu thúc sáu căn. Trước hết, câu nói: “cakkhunā rūpaṃ disvā” = khi mắt thấy sắc. Mắt (cakkhu) là thần kinh nhãn, gọi là nhãn căn hay nhãn quyền (cakkhudriya). Cảnh sắc (rūpa) là đối tượng của mắt. Thấy (disvā) là mắt đối chiếu với cảnh sắc; Nên hiểu rằng mắt không thể thấy biết cảnh sắc nếu không có nhãn thức, nên khi nói mắt thấy cảnh sắc không nắm tướng chung v.v… hàm ý có sự phối hợp của căn, cảnh và thức. Câu nói: “manasā dhammaṃ viññāya” = khi ý nghĩ cảnh pháp. Ý (mana) hay ý căn, ý quyền (manindriya) là tâm; Tâm suy nghĩ ở đây phải hiểu là ý thức giới đổng lực (manoviññāṇadhātu). Cảnh pháp (dhamma) là đối tượng của ý căn. Cảnh pháp bao gồm cả danh pháp và sắc pháp ngoài sắc cảnh giới hiện tại (sắc, thinh…). Suy nghĩ (viññāya) là tư duy vấn đề, khởi lên lộ tâm ý môn (manodvāracittavīthi). Trong kinh văn nói: “na nimittaggāhī hoti, không nắm tướng chung”. Nghĩa là khi thấy cảnh sắc, khi nghe cảnh thinh... không có ấn tượng đây là hình dáng người nam, hình dáng người nữ, hay đây là tiếng của người nam, tiếng của người nữ.v..v... vị ấy dừng lại ở cái thấy, cái nghe... không nghĩ đến xa hơn để không bị cái ấn tượng ấy làm cho tâm ô nhiễm. “N’ānubyañjanaggāhī, không nắm tướng riêng”. Nghĩa là không để tâm đến chi tiết cảnh sắc mà mắt thấy, như mái tóc, tay, chân, mắt, mũi, hoặc chi tiết cảnh thinh mà tai nghe, như tiếng cười, tiếng nói... Vị ấy chỉ biết là đang thấy, đang nghe... Câu nói: “Yatv’ādhikaraṇam-etaṃ… abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṃ, do đâu mà tham sân và các ác bất thiện pháp chi phối” nghĩa là tâm vị ấy bị phiền não tham sân và các ô nhiễm khác tấn công đe dọa bởi lý do không phòng hộ. Câu nói: “cakkhundriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃ, người sống không thu thúc nhãn căn” nghĩa là vị tỳ-kheo khi thấy cảnh sắc không dùng cánh cửa chánh niệm để đóng con mắt lại, chính do nhân này, phiền não tấn công vị ấy. Cùng ý nghĩa này nên hiểu các câu còn lại: “người sống không thu thúc nhĩ căn… tỷ căn… thiệt căn… thân căn… ý căn”. Câu nói: “tassa saṃvarāya paṭipajjati, vị ấy thực hành chế ngự nhân ấy” nghĩa là vị tu tập dùng chánh niệm chặn đứng nguyên nhân mà do đó tham sân và các ác bất thiện pháp chi phối người sống không thu thúc sáu căn. Câu nói: “rakkhati cakkhundriyaṃ, hộ trì nhãn căn” tức là canh giữ con mắt khi tiếp xúc với cảnh sắc bằng sự tinh tấn, không cho sanh khởi ác bất thiện pháp chưa sanh. Hộ trì nhĩ căn, hộ trì tỷ căn, hộ trì thiệt căn, hộ trì thân căn, hộ trì ý căn cũng theo lý giải ấy. Câu nói: “cakkhundriye saṃvaraṃ āpajjati, chịu thu thúc nhãn căn” là làm việc phòng hộ con mắt v.v… Sự thật thì việc phòng hộ các căn nên biết là phòng hộ ở giai đoạn đổng lực tâm (javana) trong lộ nhãn môn, lộ nhĩ môn, lộ tỷ môn, lộ thiệt môn, lộ thân môn và lộ ý môn. Như thế nào? Đối với thần kinh nhãn là vật chất vô tri, khi thần kinh nhãn đối chiếu với cảnh sắc thì tâm hữu phần (bhavaṅga) khởi lên và diệt ba lần, kế đến ý giới khai ngũ môn sanh rồi diệt, tuần tự nhãn thức làm việc thấy sanh rồi diệt, tâm tiếp thâu tiếp nhận cảnh sanh rồi diệt, tâm quan sát khảo sát cảnh sanh rồi diệt, tâm phân đoán xác định cảnh sanh rồi diệt, liền theo đó tâm đổng lực xử lý cảnh sanh bảy lần. Các giai đoạn tâm khai môn, nhãn thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán chỉ là tâm vô kí vô nhân (ahetuka-abyākatacitta) không có sự thu thúc hay không thu thúc; Chỉ ở chặng đổng lực có thể là thiện tâm hay bất thiện tâm, nên nếu là người ác giới thất niệm sẽ sanh khởi đổng lực bất thiện, chính đó gọi là không thu thúc; Nhưng nếu là người thiện giới có chánh niệm khi thấy sắc thì sẽ sanh khởi đổng lực thiện, chính đây gọi là thu thúc nhãn căn. |
Thanh Tịnh Đạo - Yếu-Lược -TK Giác Giới
![]() | ![]() |