A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung
www.tudieu.de

Tứ Lậu

Có 4 Lậu Hoặc (Āsava), đó là:

  1. Dục Lậu Hoặc (Kāmāsava): Pháp chủng làm thành Pháp tiết lậu ở trong Cảnh Dục Trần. Chi Pháp tức là Tâm Sở Tham ở trong 8 Tâm căn Tham.

  2. Hữu Lậu Hoặc (Bhavāsava): Pháp chủng làm thành Pháp tiết lậu ở trong Cõi Sắc Giới, Cõi Vô Sắc Giới, hoặc Thiền Sắc Giới, Thiền Vô Sắc Giới. Chi Pháp tức là Tâm Sở Tham ở trong 4 Tâm Tham Bất Tương Ưng Kiến.

  3. Kiến Lậu Hoặc (Diṭṭhāsava): Pháp chủng làm thành Pháp tiết lậu ở trong sự thấy sai chấp lầm. Chi Pháp tức là Tâm Sở Tà Kiến ở trong 4 Tâm Tham Tương Ưng Kiến.

  4. Vô Minh Lậu Hoặc (Avijjāsava): Pháp chủng làm thành Pháp tiết lậu ở trong sự si mê lầm lạc. Chi Pháp tức là Tâm Sở Si ở trong 12 Tâm Bất Thiện.



* Ba lậu hoặc (Āsava), lọai phiền não ngâm tẩm, làm cho chúng sanh thấm đọng cấu uế:

  1. Dục lậu (Kāmāsava), là tính ái tham cảnh dục sắc, thinh v.v...
  2. Hữu lậu (Bhavāsava), là tính ái tham cõi tái sanh, mong muốn sự hiện hữu của kiếp sống khác, cũng có nghĩa là tham luyến lạc thiền nhập.
  3. Vô minh lậu (Avijjāsava), là tính si mê, lầm lạc, không biết pháp đáng biết.

Lậu hoặc (Āsava) thường nói đến bốn chi, có thêm tà kiến lậu (diṭṭhāsava).
[D.II.81; S.IV.256]

* Bốn lậu hoặc (Āsava), thứ phiền não làm chúng sanh bị trầm luân :

  1. Dục lậu (Kāmāsava), ái tham các cảnh dục như sắc, thinh .v.v...
  2. Hữu lậu (Bhavāsava), ái tham sự tái sanh luân hồi, hoặc ái luyến trong thiền lạc.
  3. Kiến lậu (Diṭṭhāsava), chấp tri kiến sai lạc, chấp tà kiến như thường kiến và đoạn kiến.
  4. Vô minh lậu (Avijjāsava), sự si mê, sự mê muội, không hiểu biết pháp đáng biết như bốn sự thật .v.v...
[Vbh.373]
Phần lớn trong kinh tạng chỉ trình bày có ba pháp lậu hoặc là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.

Sớ giải giải thích rằng trong hữu lậu đã có tà kiến, nên được kể là một [M.A. 1/93].

* Sáu lậu hoặc (Āsava):

  1. Lậu hoặc được đoạn trừ do phòng hộ
  2. Lậu hoặc được đoạn trừ do thọ dụng
  3. Lậu hoặc được đoạn trừ do kham nhẫn
  4. Lậu hoặc được đoạn trừ do tránh né
  5. Lậu hoặc được đoạn trừ do trừ diệt
  6. Lậu hoặc được đoạn trừ do tu tập.

[xem kinh Các Lậu Hoặc]

* Bảy pháp môn đoạn trừ lậu hoặc (Āsavakkhayadhamma):

  1. Đoạn trừ do tri kiến (Dassanā pahātabbā), tức là biết tác ý pháp cần tác ý,
    và không tác ý pháp không cần tác ý, nhờ vậy mà các lậu hoặc chưa sanh
    không sanh khởi, các lậu hoặc đã sanh bị trừ diệt.
  2. Đoạn trừ do thu thúc (Saṃvarā pahātabbā), tức là thúc liễm sáu căn như
    mắt, tai... nhờ vậy các lậu hoặc không có.
  3. Đoạn trừ do thọ dụng (Paṭisevanā pahātabbā), tức là khi thọ dụng tứ sự
    có chơn chánh giác sát, khéo quán tưởng, nhờ vậy các lậu hoặc không khởi
    lên hoặc không còn nữa.
  4. Đoạn trừ do kham nhẫn (Adhivāsanā pahā tabbā), tức là biết chịu đựng
    nhẫn nại với nghịch cảnh, nhờ vậy các lậu hoặc không khởi lên hoặc không
    còn nữa.
  5. Đoạn trừ do né tránh (Parivajjanā pahātabbā), tức là biết thận trọng,
    tránh né mối hiểm họa có thể sanh phiền não như bạn xấu, thú dữ, chỗ lai
    vảng không thích hợp... nhờ vậy các lậu hoặc không khởi lên hoặc không
    còn nữa.
  6. Đoạn trừ do dẹp bỏ (Vinodanā pahātabbā), tức là biết từ bỏ, từ khước,
    không chấp nhận các tà niệm sanh khởi như dục tầm, sân tầm và hại tầm,
    nhờ vậy các lậu hoặc không khởi lên hoặc không còn nữa.
  7. Đoạn trừ do tu tập (Bhāvanā pahātabbā), tức là khéo tu tập bảy giác chi:
    niệm, trạch pháp, cần, hỷ, tịnh, định và xả, dựa trên viễn ly vô nhiễm, đoạn
    diệt, phóng thích. Nhờ tu tập như vậy các lậu hoặc không có hoặc không còn
    nữa.

[M.I.7-11]


Từ ngữ Lậu Hoặc (Āsava) đây, có nghĩa là các sự vật đã bị ngâm chìm rất lâu dài, tức là loại rượu men rượu nấu. Tuy nhiên ở trong chỗ nầy, từ ngữ Lậu Hoặc tức là Tham Ái, Tà Kiến, Si Mê có thực tính tương tự với rượu men rượu nấu. Vì lẽ thường nhiên rượu men là các sự vật đã bị ngâm chìm rất lâu dài, và có khả năng làm cho con người một khi đã uống vào rồi, thì có trạng thái chếnh choáng ngà ngà say, mất đi tỉnh giác, và tạo tác ở trong các sự việc không đáng phải tạo tác, như đã được trông thấy hằng mỗi ngày qua những việc kình cãi, cãi vã lẫn nhau; hoặc việc tranh giành cướp đoạt tài sản với nhau, hoặc tạo tác nghiệp sát mạng, v.v. thì đa phần những câu chuyện nầy là cũng do bởi nương sinh từ ở nơi rượu men đã làm thành tác nhân cho đến cả 90%, và hậu quả là con người đã bị sa đọa vào trong mãnh lực của rượu men ấy, để rồi sẽ phải bị đón nhận quả báo trổ sinh tức thì, đó là sự thống khổ về Thân, về Tâm ở ngay trong kiếp sống nầy và luôn cả kiếp sống vị lai.

Điều nầy như thế nào, thì Tham Ái, Tà Kiến, và Si Mê cũng có thực tính tương tự với rượu men ấy, là vì cả ba Pháp nầy dính khắt chồng chất ở trong Uẩn Giới Tính của tất cả Chúng Hữu Tình với thời gian rất lâu dài, và không thể nào tính đếm được số lượng của bao kiếp sống. Với lý do nầy, một khi những thể loại Pháp nầy hiện khởi đối với người nào rồi, thì sẽ làm cho tâm thức của người ấy bị thất niệm, mất tỉnh giác, và sa đọa vào trong mãnh lực của Tham Ái, hoặc Tà Kiến, hoặc Si Mê, để rồi sẽ tạo tác biết bao điều Ác Hạnh, như về Thân Ác Hạnh v.v. là cũng chính do bởi sự đắm say với Tham Ái, Tà Kiến và Si Mê ấy vậy; để rồi quả báo sẽ phải đón nhận từ ở nơi sự đắm say với mãnh lực của cả ba thể loại Pháp nầy, cũng sẽ là sự thống khổ về Thân, về Tâm ở trong kiếp sống nầy và luôn cả kiếp sống vị lai; và cũng tương tự với người đã say rượu men như thế ấy.

Bởi do thế, Đức Phật Ngài mới lập ý khải thuyết lấy cả ba Pháp Tham Ái, Tà Kiến và Si Mê, rằng là Lậu Hoặc, như có câu Chú Giải trình bầy rằng:

“Āsavanti ciraṃ parivasantīti = Āsavà, Āsavà viyāti = Āsavā”
“Sự vật nào bị ngâm chìm rất lâu dài, thì sự vật ấy được gọi tên là Lậu Hoặc (tức là rượu men), “Những thể loại Pháp chủng nào có thực tính tương tự với rượu men, bởi do thế những thể loại Pháp chủng ấy được gọi tên là Lậu Hoặc (tức là Tham Ái, Tà Kiến, Si Mê).”

Một trường hợp khác nữa, từ ngữ nói rằng Lậu Hoặc đây, khi chiết tự ra thì có được hai từ ngữ, đó là “À + Sava = Àsava”; Ā dịch nghĩa là “Vòng luân hồi khổ kéo dài vô hạn định”, Sava dịch nghĩa là “tăng tiến, chảy tràn”. Khi kết hợp cả hai từ ngữ nầy vào với nhau, thì được dịch nghĩa là“Pháp làm cho vòng luân hồi khổ kéo dài vô hạn định phải tăng tiến thêm lên mãi vô cùng tận.” Có nghĩa là sự hiện hữu từ ở nơi Danh – Sắc, Ngũ Uẩn của tất cả Chúng Hữu Tình, trong từng mỗi con người là sinh rồi tử, tử rồi lại sinh; sự hiện hữu như vậy mãi cho đến tận kiếp sống hiện tại nầy, với thời gian dài quả là đếm vô hạn lượng. Thế rồi tiếp đến vị lai, thì cũng sẽ phải mãi tử sinh như vậy nữa, và cũng không thể nào hạn lượng được tương tự như nhau. Trình bầy cho thấy được rằng vòng luân hồi khổ của tất cả Chúng Hữu Tình đây, tăng tiến lên rất nhiều đến độ vô cùng tận.

Như có câu Chú Giải trình bầy rằng:

“Àyataṃ saṃsàradukkhaṃ savanti pasavanti vaḍḍhantìti = Àsavà”
“ Pháp chủng nào làm cho vòng luân hồi khổ kéo dài vô hạn định ấy, phải tăng tiến thêm lên mãi; bởi do thế Pháp chủng ấy mới được gọi tên là Lậu Hoặc.” (Tức là Tham Ái, Tà Kiến, Ngã Mạn).

Một phần khác nữa, từ ngữ nói rằng À dịch nghĩa là “có phạm vi hạn định đến Cõi Cùng Tột Hữu (Bhavaggabhùmi) là Cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ; hoặc có phạm vi đến Chuyển Tộc (Gotrabhù).” Từ ngữ Sava dịch nghĩa là “được sinh khởi, hoặc được tiết lậu chảy ra.” Khi kết hợp cả hai từ ngữ nầy vào với nhau, thì dịch nghĩa là “được sinh khởi, hoặc được tiết lậu chảy ra cho đến Cõi Cùng Tột Hữu hoặc Chuyển Tộc với mãnh lực tạo tác cho làm thành Cảnh.” Theo lẽ thường, thì cả ba Pháp Tham Ái, Tà Kiến, Si Mê nầy, có được sinh khởi là bởi do nương trú vào Pháp Hiệp Thế và Pháp Chế Định; chính vì thế, một khi trình bầy nói rằng “được sinh khởi cho đến Cõi Cùng Tột Hữu hoặc Chuyển Tộc” thì chẳng hàm ý nội dung đặc biệt nào cả. Có nghĩa là Cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, hoặc Tuệ Chuyển Tộc (Gotrabhùñàṇa) hoặc Tuệ Dũ Tịnh (Vodanàñàṇa), với những thể loại nầy thì vẫn đang còn là Pháp Hiệp Thế; chính vì thế mới được làm thành Cảnh của Tham Ái, Tà Kiến, và Si Mê. Với lý do nầy mới nói rằng cả ba Pháp Lậu Hoặc Tham Ái, Tà Kiến, và Si Mê nầy được sinh khởi, hoặc được tiết lậu cho đến Cõi Cùng Tột Hữu, hoặc đến Chuyển Tộc.



Như có câu Chú Giải trình bầy rằng:

“Bhavato àbhavaggà dhammato àgotrabhumhà savant àrammaṇakaraṇavasena pavattantìti = Àsavà”
“Rằng tính theo Cõi Giới thì Pháp chủng nào được tiết lậu chảy đến, hoặc được sinh khởi đến Cõi Cùng Tột Hữu; và khi tính theo Pháp thì đến Chuyển Tộc, với mãnh lực tạo tác cho làm thành Cảnh; bởi do thế Pháp chủng ấy được gọi tên là Lậu Hoặc.”

Có điều đáng thắc mắc là cả ba Pháp Tham Ái, Tà Kiến và Si Mê đây, được gọi tên là Lậu Hoặc, là vì làm thành vật dính khắt chồng chất ở trong Uẩn Giới Tính của tất cả Chúng Hữu Tình với thời gian rất lâu dài; hoặc được tiết lậu chảy ra, được sinh khởi cho đến Cõi Cùng Tột Hữu, hoặc cho đến Tuệ Chuyển Tộc, theo như đã có được trình bầy rồi đấy; khi là như vậy, còn các Tâm Sở Bất Thiện khác chẳng hạn như Vô Tàm, Vô Quý, Ngã Mạn, v.v. cũng đã có được sinh trú ở trong Uẩn Giới Tính của tất cả Chúng Hữu Tình với thời gian lâu dài, và cũng có khả năng được sinh khởi bởi do nương vào Cõi Cùng Tột Hữu, hoặc đến Tuệ Chuyển Tộc làm thành Cảnh tương tự như nhau; thế nhưng vì nguyên nhân nào mà tại làm sao Đức Phật Ngài lại không liệt kê những thể loại Tâm Sở nầy cho sắp thành những Lậu Hoặc ? Điều thắc mắc như vậy cũng sẽ phải được giải đáp là bởi vì Cả ba Pháp Tham Ái, Tà Kiến và Si Mê đây, có thực tính làm thành Lậu Hoặc hiện bầy một cách rõ ràng hơn hẳn các Tâm Sở Bất Thiện khác. Chẳng hạn như Ngã Mạn là việc kiêu mạn chấp Ta, thì cho dù phải nương vào Cõi Cùng Tột Hữu hoặc Tuệ Chuyển Tộc làm thành Cảnh rồi mới được sinh khởi đi nữa, tuy nhiên sự quảng khoát và sự hiện bầy một cách rõ ràng thì quả thật không sánh bằng với Tham Ái, Tà Kiến và Si Mê. Cũng tỷ dụ như từ ngữ nói rằng Suriya (Mặt trời) mà dịch nghĩa là “Ánh sáng” đã làm cho tất cả Nhân Loại có sự chói lòa, tức là cũng ngang bằng với mặt trời vậy. Tuy nhiên ánh sáng của các vật thể khác, chẳng hạn như ánh sáng của mặt trăng, hoặc ánh sáng của ngọn lửa thì cũng có khả năng khởi sinh lên sự chói lòa tương tự như nhau đến cho tất cả Nhân Loại; thế nhưng cũng không gọi là Suriya (Mặt trời) được. Tất cả sự việc nầy, là cũng bởi vì ánh sáng làm cho tất cả Nhân Loại có được sự chói lòa, đã hiện bầy rất rõ ràng đến cùng tột, vả lại cùng khắp ở trong cả thế gian, thì đó chính là ánh sáng của mặt trời ấy vậy. Với lý do nầy, từ ngữ nói rằng Suriya mới chỉ hàm ý duy nhất ở đây là mặt trời, và chẳng phải ở mặt trăng hoặc ở ngọn lửa được. Điều nầy như thế nào, thì các Tâm Sở Bất Thiện khác, cho dù quả thật sẽ làm thành vật dính khắt chồng chất ở trong Uẩn Giới Tính của tất cả Chúng Hữu Tình; hoặc được tiết lậu chảy ra, được sinh khởi cho đến Cõi Cùng Tột Hữu và Chuyển Tộc, với mãnh lực tạo tác cho làm thành Cảnh đi nữa; thế nhưng những sự việc làm thành vật dính khắt chồng chất, hoặc sự tiết lậu chảy ra, có được sinh khởi cho đến Cõi Cùng Tột Hữu và Chuyển Tộc đây, thì thường cũng chỉ hiện bầy duy nhất ở trong Pháp hình thành Tham Ái, Tà Kiến và Si Mê mà thôi; bởi do thế Đức Phật Ngài mới không lập ý khải thuyết đến các Tâm Sở Bất Thiện khác cho sắp thành Lậu Hoặc được.

[Chú thích: Từ ngữ Àsava được xuất nguyên từ “À” + ngữ căn “Su” trôi chảy, chảy tràn ra. Được gọi như vậy, vì Àsava (Lậu Hoặc) trôi chảy cho đến tận đỉnh cao của những kiếp sinh tồn (Cùng Tột Hữu) và hiện hữu chí đến sát na Chuyển Tộc (là sát na Tâm tức khắc khởi sinh trước sát na Tâm Đạo của vị Nhập Lưu Thất Lai). Trong vô lượng tiền kiếp, những Lậu Hoặc nầy hiện hữu ngủ ngầm ở bên trong tất cả Chúng Hữu Tình khi vẫn còn là Phàm Nhân; và có thể được xem như là chất độc cực kỳ nguy hiểm làm say đắm tất cả Chúng Hữu Tình, và cũng có thể khởi sinh lên ở trong tất cả các Cõi Giới. Ô nhiễm, hư hỏng, đồi bại, nhơ bẩn, chất độc, bợn nhơ, v.v. là các cụm từ được xem như gần với ý nghĩa của Lậu Hoặc.

Từ ngữ Àsava thường được dịch nghĩa là Lậu Hoặc. Hoặc là mê tối, lầm lạc, như là mê hoặc. Lậu có nghĩa là tiết lậu, rò rỉ chảy ra ngoài, và gây bợn nhơ. Ở đây hàm ý bợn nhơ tinh thần, Phiền Não Tham, Sân, Si, v.v. Tất cả Chúng Hữu Tình ở trong Tam Giới, thông qua sáu Luyến Căn như Nhãn, Nhĩ, v.v. suốt đêm ngày tiết lậu, rò rỉ chảy ra biết bao phiền não không ngừng, nên được gọi là Lậu. Còn hàm ý đến Phiền Não đang hiện hành khiến cho cái Tâm Thức liên tục bị trôi chảy phân tán không dứt, nên cũng được gọi là Lậu. Phiền Não ví tựa như đồ dùng bị thủng, như nhà ở bị thấm dột. Cũng còn có nghĩa là Lậu Thất (Sót quên) hàm ý Phiền Não đã làm cho quên mất đi Chánh Đạo, và đã làm cho tất cả Chúng Hữu Tình chìm đắm trong vòng Luân Hồi Sinh Tử. Trong cả Tứ Lậu Hoặc, thì Dục Lậu Hoặc có nghĩa là luyến ái theo dục lạc của Ngũ Trần; Hữu Lậu Hoặc là luyến ái theo các Cõi Sắc Giới và Cõi Vô Sắc Giới; Kiến Lậu Hoặc có nghĩa là 62 Tà Kiến sai trật lầm lạc; và Vô Minh Lậu Hoặc là trạng thái si mê hữu quan đến Tứ Thánh Đế, đến kiếp sống quá khứ, kiếp sống vị lai, và đến cả hai kiếp sống quá khứ và vị lai, luôn cả đến Liên Quan Tương Sinh.

(trích Tổng hợp Vô Tỷ Pháp - Tập 4 - TK Sán Nhiên)


Āsavasutta Các Lậu Hoặc
“Chahi, bhikkhave, dhammehi samannāgato bhikkhu āhuneyyo hoti pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo anuttaraṁ puññakkhettaṁ lokassa. Katamehi chahi? Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?
Idha, bhikkhave, bhikkhuno Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
ye āsavā saṁvarā pahātabbā te saṁvarena pahīnā honti, đối với các lậu hoặc phải do phòng hộ mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do phòng hộ;
ye āsavā paṭisevanā pahātabbā te paṭisevanāya pahīnā honti, đối với các lậu hoặc phải do thọ dụng mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do thọ dụng;
ye āsavā adhivāsanā pahātabbā te adhivāsanāya pahīnā honti, đối với các lậu hoặc phải do kham nhẫn mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do kham nhẫn;
ye āsavā parivajjanā pahātabbā te parivajjanāya pahīnā honti, đối với các lậu hoặc phải do tránh né mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do tránh né;
ye āsavā vinodanā pahātabbā te vinodanāya pahīnā honti, đối với các lậu hoặc phải do trừ diệt mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do trừ diệt;
ye āsavā bhāvanā pahātabbā te bhāvanāya pahīnā honti. đối với các lậu hoặc phải do tu tập mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do tu tập.
Katame ca, bhikkhave, āsavā saṁvarā pahātabbā ye saṁvarena pahīnā honti? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do phòng hộ mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do phòng hộ?
Idha, bhikkhave, bhikkhu paṭisaṅkhā yoniso cakkhundriyasaṁvarasaṁvuto viharati. Yaṁ hissa, bhikkhave, cakkhundriyasaṁvaraṁ asaṁvutassa viharato uppajjeyyuṁ āsavā vighātapariḷāhā, cakkhundriyasaṁvaraṁ saṁvutassa viharato evaṁsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Paṭisaṅkhā yoniso sotindriya …pe… ghānindriya … jivhindriya … kāyindriya … manindriyasaṁvarasaṁvuto viharati. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh giác sát, sống phòng hộ với sự phòng hộ nhãn căn. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy sống không phòng hộ với sự phòng hộ nhãn căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy sống phòng hộ với sự phòng hộ nhãn căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Vị chơn chánh giác sát, sống phòng hộ với sự phòng hộ nhĩ căn… sống phòng hộ với sự phòng hộ tỷ căn… sống phòng hộ với sự phòng hộ thiệt căn… sống phòng hộ với sự phòng hộ thân căn… sống phòng hộ với sự phòng hộ ý căn.
Yaṁ hissa, bhikkhave, manindriyasaṁvaraṁ asaṁvutassa viharato uppajjeyyuṁ āsavā vighātapariḷāhā, manindriyasaṁvaraṁ saṁvutassa viharato evaṁsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy sống không phòng hộ với sự phòng hộ ý căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy sống phòng hộ với sự phòng hộ ý căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.
Ime vuccanti, bhikkhave, āsavā saṁvarā pahātabbā ye saṁvarena pahīnā honti. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc phải do phòng hộ mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ phòng hộ.
Katame ca, bhikkhave, āsavā paṭisevanā pahātabbā ye paṭisevanāya pahīnā honti? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do thọ dụng mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ thọ dụng?
Idha, bhikkhave, bhikkhu paṭisaṅkhā yoniso cīvaraṁ paṭisevati: ‘yāvadeva sītassa paṭighātāya, uṇhassa paṭighātāya, ḍaṁsamakasavātātapasarīsapasamphassānaṁ paṭighātāya, yāvadeva hirikopīnapaṭicchādanatthaṁ’. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo chơn chánh giác sát thọ dụng y phục chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ với mục đích che đậy sự hổ thẹn.
Paṭisaṅkhā yoniso piṇḍapātaṁ paṭisevati: ‘neva davāya na madāya na maṇḍanāya na vibhūsanāya, yāvadeva imassa kāyassa ṭhitiyā yāpanāya, vihiṁsūparatiyā brahmacariyānuggahāya, iti purāṇañca vedanaṁ paṭihaṅkhāmi, navañca vedanaṁ na uppādessāmi, yātrā ca me bhavissati anavajjatā ca phāsuvihāro ca’. Vị ấy chơn chánh giác sát thọ dụng món ăn khất thực, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn.
Paṭisaṅkhā yoniso senāsanaṁ paṭisevati: ‘yāvadeva sītassa paṭighātāya, uṇhassa paṭighātāya, ḍaṁsamakasavātātapasarīsapasamphassānaṁ paṭighātāya, yāvadeva utuparissayavinodanapaṭisallānārāmatthaṁ’. Vị ấy chơn chánh giác sát thọ dụng sàng tọa chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ giải trừ nguy hiểm của thời tiết, chỉ với mục đích sống độc cư an tịnh.
Paṭisaṅkhā yoniso gilānapaccayabhesajjaparikkhāraṁ paṭisevati: ‘yāvadeva uppannānaṁ veyyābādhikānaṁ vedanānaṁ paṭighātāya, abyābajjhaparamatāyā’ti. Vị ấy chơn chánh giác sát thọ dụng những dược phẩm trị bệnh, chỉ để ngăn chận các cảm giác thống khổ đã sanh để được ly khổ hoàn toàn.
Yaṁ hissa, bhikkhave, appaṭisevato uppajjeyyuṁ āsavā vighātapariḷāhā, paṭisevato evaṁsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không chơn chánh giác sát khi thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy có chơn chánh giác sát khi thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.
Ime vuccanti, bhikkhave, āsavā paṭisevanā pahātabbā ye paṭisevanāya pahīnā honti. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc phải do thọ dụng mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ thọ dụng.
Katame ca, bhikkhave, āsavā adhivāsanā pahātabbā ye adhivāsanāya pahīnā honti? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do kham nhẫn mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ kham nhẫn?
Idha, bhikkhave, bhikkhu paṭisaṅkhā yoniso khamo hoti sītassa uṇhassa, jighacchāya, pipāsāya, ḍaṁsamakasavātātapasarīsapasamphassānaṁ, duruttānaṁ durāgatānaṁ vacanapathānaṁ, uppannānaṁ sārīrikānaṁ vedanānaṁ dukkhānaṁ tibbānaṁ kharānaṁ kaṭukānaṁ asātānaṁ amanāpānaṁ pāṇaharānaṁ adhivāsakajātiko hoti. Này các Tỷ-kheo, ở đây có Tỷ-kheo chơn chánh giác sát kham nhẫn lạnh nóng, đói khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, kham nhẫn những cách nói mạ lỵ phỉ báng, vị ấy có tánh kham nhẫn các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, đau nhói, nhức nhối không sung sướng, không thích thú, chết điếng người.
Yaṁ hissa, bhikkhave, anadhivāsato uppajjeyyuṁ āsavā vighātapariḷāhā, adhivāsato evaṁsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.
Ime vuccanti, bhikkhave, āsavā adhivāsanā pahātabbā ye adhivāsanāya pahīnā honti. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc phải do kham nhẫn mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ kham nhẫn.
Katame ca, bhikkhave, āsavā parivajjanā pahātabbā ye parivajjanāya pahīnā honti? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do tránh né mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ tránh né?
Idha, bhikkhave, bhikkhu paṭisaṅkhā yoniso caṇḍaṁ hatthiṁ parivajjeti, caṇḍaṁ assaṁ parivajjeti, caṇḍaṁ goṇaṁ parivajjeti, caṇḍaṁ kukkuraṁ parivajjeti, ahiṁ khāṇuṁ kaṇṭakaṭṭhānaṁ sobbhaṁ papātaṁ candanikaṁ oḷigallaṁ, yathārūpe anāsane nisinnaṁ, yathārūpe agocare carantaṁ, yathārūpe pāpake mitte bhajantaṁ viññū sabrahmacārī pāpakesu ṭhānesu okappeyyuṁ, so tañca anāsanaṁ tañca agocaraṁ te ca pāpake mitte paṭisaṅkhā yoniso parivajjeti. Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo chơn chánh giác sát, tránh né voi dữ, tránh né ngựa dữ, tránh né bò dữ, tránh né chó dữ, rắn, khúc cây, gai góc, hố sâu, vực núi, ao nước nhớp, vũng nước. Những chỗ ngồi không xứng đáng nếu ngồi, những trú xứ không nên lai vãng nếu đến, những bạn bè ác độc, nếu giao du bị các vị đồng Phạm hạnh có trí nghi ngờ khinh thường. Vị chơn chánh giác sát tránh né chỗ ngồi không xứng đáng ấy, trú xứ không nên lai vãng ấy và các bạn bè độc ác ấy.
Yaṁ hissa, bhikkhave, aparivajjayato uppajjeyyuṁ āsavā vighātapariḷāhā, parivajjayato evaṁsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không tránh né như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy tránh né như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.
Ime vuccanti, bhikkhave, āsavā parivajjanā pahātabbā ye parivajjanāya pahīnā honti. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc phải do tránh né mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ tránh né.
Katame ca, bhikkhave, āsavā vinodanā pahātabbā ye vinodanāya pahīnā honti? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do trừ diệt mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ trừ diệt?
Idha, bhikkhave, bhikkhu paṭisaṅkhā yoniso uppannaṁ kāmavitakkaṁ nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṁ gameti, paṭisaṅkhā yoniso uppannaṁ byāpādavitakkaṁ … uppannaṁ vihiṁsāvitakkaṁ … uppannuppanne pāpake akusale dhamme nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṁ gameti. Này các Tỷ-kheo, ở đây vị Tỷ-kheo chơn chánh giác sát không chấp nhận dục niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ khử, diệt tận, không cho tồn tại dục niệm ấy; không chấp nhận sân niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ khử, diệt tận, không cho tồn tại sân niệm ấy; không chấp nhận hại niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ khử, diệt tận, không cho tồn tại hại niệm ấy; không chấp nhận các ác bất thiện pháp luôn luôn khởi lên, từ bỏ, trừ khử, diệt tận, không cho tồn tại các ác bất thiện pháp ấy.
Yaṁ hissa, bhikkhave, avinodayato uppajjeyyuṁ āsavā vighātapariḷāhā, vinodayato evaṁsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không trừ khử như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy trừ khử như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.
Ime vuccanti, bhikkhave, āsavā vinodanā pahātabbā ye vinodanāya pahīnā honti. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc phải do trừ diệt mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ trừ diệt.
Katame ca, bhikkhave, āsavā bhāvanā pahātabbā ye bhāvanāya pahīnā honti? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do tu tập mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ tu tập?
Idha, bhikkhave, bhikkhu paṭisaṅkhā yoniso satisambojjhaṅgaṁ bhāveti vivekanissitaṁ virāganissitaṁ nirodhanissitaṁ vosaggapariṇāmiṁ, paṭisaṅkhā yoniso dhammavicayasambojjhaṅgaṁ bhāveti … vīriyasambojjhaṅgaṁ bhāveti … pītisambojjhaṅgaṁ bhāveti … passaddhisambojjhaṅgaṁ bhāveti … samādhisambojjhaṅgaṁ bhāveti … upekkhāsambojjhaṅgaṁ bhāveti vivekanissitaṁ virāganissitaṁ nirodhanissitaṁ vosaggapariṇāmiṁ. Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo chơn chánh giác sát tu tập niệm giác chi, niệm giác chi này y xuất ly, y ly tham, y diệt tận, đưa đến từ bỏ, chơn chánh giác sát tu tập trạch pháp giác chi … (như trên) … tu tập tinh tấn giác chi… tu tập hỷ giác chi… tu tập khinh an giác chi… tu tập định giác chi… tu tập xả giác chi; xả giác chi này y xuất ly, y ly tham, y diệt tận, đưa đến từ bỏ.
Yaṁ hissa, bhikkhave, abhāvayato uppajjeyyuṁ āsavā vighātapariḷāhā, bhāvayato evaṁsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không tu tập như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy tu tập như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.
Ime vuccanti, bhikkhave, āsavā bhāvanā pahātabbā ye bhāvanāya pahīnā honti. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc phải do tu tập mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ tu tập.
Imehi kho, bhikkhave, chahi dhammehi samannāgato bhikkhu āhuneyyo hoti pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo anuttaraṁ puññakkhettaṁ lokassā”ti. Này các Tỷ-kheo, thành tựu sáu pháp này, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.
Aṅguttara Nikāya 6.58 6. MahāvaggaAṅguttara Nikāya VI. Ðại Phẩm 6.58. Các Lậu Hoặc


A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung

© www.tudieu.de