TỨ THỰC (āhāra) Ở đây chỉ chung cho tất cả những gì có tác dụng nuôi dưỡng đối với Sắc và Danh pháp hữu vi.
![]() VẬT THỰC Có Tứ Thực, đó là:
Câu Chú Giải của từ ngữ Àhàra (Vật Thực), là: “Āhārantīti = Āhārā”- “Những thể loại Pháp nào thường dắt dẫn các Pháp làm thành quả báo của mình; bởi do thế những thể loại Pháp ấy được gọi tên là Vật Thực.” Lời giải thích: Từ ngữ Āhāra (Vật Thực) dịch nghĩa là “dắt dẫn đến” có nghĩa là “làm cho quả bảo sinh khởi, vả lại giúp đỡ ủng hộ cho được tồn tại, và được tăng trưởng lên”. Tương tự như nói với nhau rằng “công việc nầy được thiết lập lên, và được phát triển lên là cũng do bởi người quản lý làm thành nhà hướng dẫn dìu dắt” và nếu thiếu mất người quản lý nầy đi rồi, thì các công việc ấy sẽ không có thể tồn tại và phát triển lên được. Điều nầy như thế nào thì sự sinh hoạt của tất cả Chúng Hữu Tình cũng tương tự như nhau, tức là một khi tất cả Chúng Hữu Tình đã được sinh khởi với mãnh lực của Bất Thiện Nghiệp Lực và Thiện Nghiệp Lực Hiệp Thế, thì Hữu Tình ấy sẽ có được sinh mệnh hiện hữu và được phát triển lên, là cũng do bởi nương vào Bổ Phẩm ở trong các vật thực sai khác làm thành người dắt dẫn cho Sắc Vật Thực sinh khởi đối với tất cả Chúng Hữu Tình ấy. Và khi Sắc Vật Thực đã sinh khởi rồi, thì cũng làm cho Hữu Tình ấy có được sinh mệnh hiện hữu và được phát triển lên; bởi do thế chất Bổ Phẩm nầy mới được gọi tên là Đoàn Thực. Xúc (Phassa) được gọi là Vật Thực cũng vì làm thành người dắt dẫn Thọ. Lẽ thường tất cả Chúng Hữu Tình ở trong thế gian nầy có sự nhận thức an lạc (Hỷ Thọ), bất an (Ưu Thọ) hoặc thản nhiên (Xả Thọ), đã là thực tính của những cảm thọ đây sẽ hiện khởi lên được thì trước tiên cũng phải do nương vào việc tiếp xúc giữa Cảnh, Môn và Tâm. Việc tiếp xúc giữa cả ba thực tính nầy gọi là Xúc. Nếu không có Xúc là việc tiếp xúc nầy đây, thì các sự nhận thức ấy cũng sẽ không thể hiện khởi lên được. Và một khi đã thiếu mất sự nhận thức ấy đi rồi, thì tương tự như nhau, Tham là sự duyệt ý và dính mắc ở trong các Cảnh, là chỗ làm thành tác nhân cho việc tiến hóa của Thế Giới Hữu Tình nầy cũng không thể có được; bởi do thế Xúc đây mới được gọi tên là Xúc Thực. Tư Tác Ý (Cetanā) được gọi là Vật Thực cũng vì làm thành người dắt dẫn cho Tâm Quả Dị Thục, gồm có Tâm Tái Tục, Tâm Hữu Phần, Tâm Nhãn Thức,v.v. sinh khởi lên được. Lẽ thường tất cả Chúng Hữu Tình, chỉ ngoại trừ bậc Vô Sinh, khi mệnh chung rồi thì thường có việc việc tái tục tiếp nối trở lại ngay tức thì, và tiếp theo đó là có việc trông thấy, việc được lắng nghe, việc ngửi khí hơi, việc nếm mùi vị, việc xúc chạm hiện khởi lên. Những thể loại nầy đều là Thức Quả Dị Thục hết tất cả, và Pháp làm thành tác nhân từ nơi việc sinh khởi của những thể loại Thức Quả Dị Thục nầy, cũng chính là Tư Tác Ý có việc sắp bầy tạo tác các sự việc ấy hữu quan với Thân Hành cũng có, hoặc Ngữ Hành cũng có, hoặc Ý Hành cũng có. Nếu nhỡ như không có Tư Tác Ý làm thành người sắp bầy tạo tác, thế rồi tất cả Chúng Hữu Tình một khi đã mệnh chung thì cũng sẽ không có việc tục sinh, việc trông thấy, việc được lắng nghe, v.v. Có hai thể loại Tư Tác Ý làm thành người dắt dẫn cho tất cả Chúng Hữu Tình sinh khởi, và có được những thể loại từ nơi việc trông thấy, việc được lắng nghe, v.v., đó là: Tư Tác Ý hiện hữu ở trong các Tâm Bất Thiện và Tâm Thiện Hiệp Thế làm thành người dắt dẫn cho Thức Quả Dị Thục sinh khởi một cách trực tiếp. Còn Tư Tác Ý hiện hữu ở trong các Tâm khác, phần ngoài ra Bất Thiện và Thiện Hiệp Thế, thì làm thành người dắt dẫn Uẩn Tương Ưng với nhau cho sinh khởi chỉ ngần ấy mà thôi. Với lý do nầy, Tâm Sở Tư được gọi tên là Ý Tư Thực. Tất cả Tâm gọi là Vật Thực cũng vì làm thành người dắt dẫn cho Tâm Sở và Sắc Nghiệp sinh khởi. Lẽ thường Tâm và Tâm Sở cho dù quả thật là câu sinh với nhau đi nữa, tuy nhiên Tâm thường làm thành nhân vật chánh yếu dắt dẫn của Tâm Sở và Sắc Nghiệp. Đối với Tâm Tái Tục thì làm thành người dắt dẫn cho Tâm Sở và sắc Nghiệp sinh khởi. Còn Tâm Chuyển Khởi thì chỉ làm thành người dắt dẫn cho Tâm Sở mà thôi. Bởi do thế, Sắc Nghiệp sinh ở trong Thời Chuyển Khởi (Pavattikàla - Thời Bình Nhật), hoặc Sắc Nghiệp của Phạm Thiên Hữu Tình Vô Tưởng, thì thường chẳng có nương sinh do từ nơi Tâm ở ngay trong kiếp sống nầy, mà thường là nương sinh từ ở nơi Nghiệp Quá Khứ được gọi là Nghiệp Thức (Kammaviññàṇa) làm thành người dắt dẫn cho sinh khởi. Với lý do nầy, tất cả các Tâm mới được gọi tên là Thức Thực. Như có kệ ngôn trình bầy rằng: Ojaṭṭhamakarùpaṃ ye Vedanaṃ paṭisandhikaṃ Nàmarùpaṃ àharanti Tasmàhàràti vuccare : “Những thể loại Pháp nào thường dắt dẫn theo riêng từng mỗi của Tổng Hợp Vật Thực Bát Thuần, của Thọ, của Thức Tái Tục, Tâm Sở và Sắc Nghiệp; bởi do thế những thể loại Pháp ấy mới được gọi tên là Vật Thực.” Kết Luận
[Chú thích: Từ ngữ Àhàra (Vật Thực) được dùng ở trong ý nghĩa là Chất Bổ Phẩm, chất dinh dưỡng, thức ăn. Đoàn Thực bao hàm miếng ăn, vật thực dùng để ăn, cấp dưỡng Chất Bổ Phẩm cho cơ thể vật chất. Xúc Thực là thức ăn của các xúc giác, cấp dưỡng Chất Bổ Phẩm cho Ngũ Thọ. Ý Tư Thực là thức ăn tinh thần, là các Tâm Sở Tư ở trong 29 thể loại Tâm Bất Thiện và Tâm Thiện Hiệp Thế. Những thức ăn tinh thần nầy cấp dưỡng Chất Bổ Phẩm, hoặc tạo nên hiện tượng tái tục ở trong Tam Giới. Thức Thực có nghĩa là vật thực cho Thức Tái Tục, cấp dưỡng những Tâm Sở và các Sắc Nghiệp Danh Sắc đồng câu sinh cùng một lúc. Có 19 thể loại Thức Tái Tục. Trong trường hợp Cõi Nhất Uẩn của Chúng Phạm Thiên Hữu Tình Vô Tưởng thì chỉ cấp dưỡng đơn thuần Sắc Pháp. Trong Cõi Tứ Danh Uẩn thì chỉ cấp dưỡng đơn thuần Danh Pháp. Trong kiếp sống của Chúng Hữu Tình Ngũ Uẩn thì có được cấp dưỡng cả hai Danh và Sắc Vật Thực.] |