TRƯỞNG (adhipati) 4 pháp dẫn đầu cho các nghiệp thiện ác lớn nhỏ | 4 | NHƯ Ý TÚC (iddhipāda) 4 pháp nền tảng cho Thiền Định và Đạo Quả |
---|---|---|
Tâm sở Dục trong * 18 tâm Đổng lực Nhị nhân (8 tâm tham, 2 tâm sân, 4 tâm Đại thiện ly trí, 4 tâm Đại tố ly trí) * 66 tâm Đổng lực Tam nhân (4 tâm Đại thiện hợp trí, 4 tâm Đại tố hợp trí, 9 tâm thiền Đáo đại, 9 tâm Tố Đáo đại và 40 tâm Siêu thế) | DỤC (chanda) | Tâm sở Dục trong 37 tâm thiện * 8 tâm Đại thiện * 9 tâm Đáo đại * 20 tâm Đạo |
Tâm sở Cần trong * 18 Đổng lực Nhị nhân * 66 tâm Đổng lực Tam nhân. | CẦN (viriya) | Tâm sở Cần trong 37 tâm thiện |
84 tâm Đổng lực Nhị & Tam nhân * 18 Đổng lực Nhị nhân * 66 tâm Đổng lực Tam nhân | TÂM (cittā) | 37 tâm thiện |
Tâm sở Trí Tuệ trong 66 Đổng lực Tam nhân | THẨM (pannā) | Tâm sở Trí tuệ trong 37 tâm thiện |
![]() | ![]() |
Tứ trưởngTrưởng (adhipati) là lớn hay trội hơn pháp khác, tùy trường hợp.Adhinānaṃ pati = adhipati: làm chủ hay lớn hơn pháp liên hệ với nó, gọi là trưởng. Adhiko pati = adhipati: sức mạnh lớn lao làm chủ, cũng gọi là trưởng. Tứ trưởng:
Tứ như ý túcTứ như ý túc (iddhipāda) là nền tảng của sự vừa lòng thích tâm, để thành tựu, yếu tố để đạt đến thiền định đạo quả.Như ý (iddhi) là sự thành tựu bằng cách đầy đủ. Ijjhanaṃ = iddhi: nghĩa là thành tựu bằng cách đầy đủ, gọi là như ý, ám chỉ thiền, thông, đạo và quả. Túc (pāda) là nhờ cậy, nương tựa. Pajjati etenāti = pādo: là một người nào nhờ pháp ấy làm nhơn đưa đến giải thoát thì pháp ấy gọi là túc. Nói chung lại là như ý túc (iddhipāda). Iddhiyāpādo = iddhipādo: pháp làm nhơn cho đến thành tựu thiền, thông, đạo và quả, gọi là như ý túc. Tứ như ý túc:
Câu sanh trưởng duyênPháp năng duyên trong phần Câu sanh trưởng duyên: Pháp đang làm trưởng tức là 1 trong 4 pháp trưởng mà đang làm trưởng hay là một trong dục, cần, tâm, thẩm đang khi làm pháp trưởng, chỉ lấy trong phần tâm đổng lực nhị, tam nhân.- Trưởng kiên cố nhứt định. - Trưởng dục giới bất định. - Ở Dục giới thì 1 pháp làm trưởng. - Ở lộ kiên cố thì 4 pháp đồng làm trưởng. ![]() Xin thí dụ hiệp pháp và chỉ lý đo: Trạng thí dụ trưởng trong dục giới như đời thượng cổ trong rừng có 4 gia đình ở chung, có vợ con của 4 trưởng gia đình là 31 người, tùy thời công việc và trường hợp trong 4 người chỉ được thay phiên nhau 1 người làm trưởng. Hiệp pháp: - 4 trưởng gia đình đây tỷ như tứ trưởng. - Còn vợ con cả 31, tỷ như sở hữu. Lý do: - Khi gặp cảnh ưa rất mạnh thì “dục” làm trưởng, còn 3 trưởng kia không được làm trưởng. - Khi sốt sắn bằng tâm này như là ráng làm việc v.v… thì lúc ấy có “cần” làm trưởng, 3 trưởng kia không đặng làm trưởng lúc này. - Khi tâm sáng suốt rất mạnh đang hiểu pháp lý, biết sự thắc mắc sâu xa cao siêu thì là “trí” làm trưởng, 3 trưởng kia như thường. - Còn khi biết cảnh thì hành động theo v.v… mặc dù đủ 4 trưởng, nhưng dục, cần, trí tầm thường, chỉ có sự bắt cảnh trội hơn, nên “tâm” đặng làm trưởng, 3 trưởng kia cũng như thường. Tỷ dụ có nhóm khác, 4 gia đình ở chung, tính hết chừng 37, tổ chức bình quyền mỗi ông gia trưởng đồng thời đều đặng làm trưởng với tất cả trong nhóm và đồng thời cũng có nhờ nhau như là 4 ông mỗi đêm đồng canh 4 cửa. Hiệp pháp: Bốn ông gia trưởng đồng quyền gác cửa là tỷ như tứ trưởng, người ở trong gia đình có 33, tỷ như sở hữu hợp chung. Lý do: Tứ trưởng hiệp đổng lực kiên cố đều đồng làm trưởng và đồng nhờ. Vì sự ưa thích, ráng đến, bắt cảnh và soi sáng, 4 phương diện này đều phải đồng trội hơn tâm dục giới. Pháp sở duyên trong phần Câu sanh trưởng duyên: sắc tâm trưởng, 52 hoặc 84 tâm đổng lực nhị, tam nhân và 51 sở hữu hợp (trừ pháp đang làm trưởng duyên). Pháp địch duyên trong phần Câu sanh trưởng duyên: Những pháp ngoài ra pháp sở duyên đã kể tức là tâm quả đáo đại, 54 tâm Dục giới khi nào thứ nào không thành pháp sở duyên; sắc tâm phi trưởng, sắc nghiệp, sắc âm dương, sắc vật thực và 43 sở hữu hợp, với 37 tâm vô trưởng và trí khi không làm trưởng. Tâm sở Dục (chanda)Khi phiên dịch Tam tạng Pali thì Kāma (Tham ái) và Chanda (Mong muốn) thường được một số dịch giả dịch sang tiếng Việt bởi cùng một từ là Dục, do vậy đã gây nhiều hiểu biết sai lầm lời Phật dạy, cho rằng hễ có Dục là bất thiện.Dục (chanda) khác với phiền não dục (kāmakilesa). Dục (chanda) là sự mong muốn hành động, thúc dục tâm tìm cảnh. Tâm sở Dục có tướng trạng là muốn hành động (kattukāmatālakkhaṇo), có nhiệm vụ là tìm kiếm cảnh (ārammaṇapariyesanaraso), có biểu hiện là nhu cầu một đối tượng (ārammaṇena atthikatāpaccupaṭṭhāno), nhân gần là cảnh (ārammaṇapadaṭṭhāna). Tâm sở Dục chỉ có mặt trong 101 tâm (trừ 2 tâm si và 18 tâm vô nhân). Các loại Dục: Theo Từ điển Pali - Việt của ngài Bửu Chơn thì: - Chanda: [m] Sự ước muốn, ước nguyện, động lực thúc đẩy. - Kāma: [m] Sự thỏa thích, tình dục, sự thưởng thức, vật vui thích trần thế. Trong Tâm sở vấn đáp có giải thích: Tâm sở Tham luôn luôn có tính bất thiện, mang tính chất đạo đức xấu. Tâm sở Chanda - Dục (mong muốn) không mang tính chất đạo đức, chỉ là sự mong ước suông, nhưng kết hợp theo cảnh có thể trở thành hoặc bất thiện, hoặc thiện, hoặc không thiện cũng không bất thiện. Như vậy Chanda - Dục (mong muốn) có 3 loại là:
Tâm sở Cần (viriya)Giải theo lý pháp thực tính thuộc tánh của tâm thì Cần là tính năng động trong việc biết cảnh. Tâm sở Cần có tướng trạng là năng nổ (ussahanalakkhaṇaṃ), có nhiệm vụ là củng cố pháp câu sanh (sahajātānaṃ upatthambhanarasaṃ), có biểu hiện là sự không chìm lắng (asaṃsīdanabhāvapaccupaṭṭhānaṃ), nhân gần cho Cần sanh là điều kích động (saṃvegapadaṭṭhānaṃ). Tâm sở Cần chỉ có mặt trong 105 tâm trừ 15 tâm quả vô nhân và 1 tâm khai ngũ môn.Tâm sở Tuệ quyền (paññindriya)Tâm sở Trí tuệ, là căn vô si (amohamūla). Trí tuệ là sự hiểu biết, sự sáng suốt của tâm. Có tướng trạng là sự hiểu biết đúng đắn (yathābhūtapaṭivedhalakkhaṇaṃ), có nhiệm vụ là làm cho đối tượng sáng tỏ (visayobhāsanarasaṃ), có biểu hiện là không si ám (asammohapaccupaṭṭhānaṃ), nhân gần là khéo tác ý (yonisomanasikārapadaṭṭhānaṃ). Tâm sở Tuệ quyền có mặt trong 79 tâm tịnh hảo là 12 tâm dục giới tương ưng trí, 27 tâm đáo đại và 40 tâm siêu thế, phối hợp nhất định. |