Bộ Kinh Đại Phát Thú có nội dung kỳ diệu đặc thù hơn cả sáu bộ trong Tạng Vô Tỷ Pháp, trình bày mối tương quan nối tiếp nhau giữa sáu nhóm Pháp:
- Lục Phát Thú (6 Patthàna)
- Tứ Phần Pháp (4 Dhammanaya)
- Thất Giai Đoạn (7 Mahàvàra)
- Nhị Thập Tứ Duyên (24 Duyên)
- Nhị Giai Đoạn Chỉ Số (sankhayàvàra)
- Tứ Duyên Phần (4 Paccayanaya)
- Lục Phát Thú (6 Patthàna)
- Tikapatthàna – Tam Đề Phát Thú: 22 Tam Đề
- Dukapatthàna – Nhị Đề Phát Thú: 100 Nhị Đề
- Dukatikapatthàna – Nhị Đề Tam Đề Phát Thú: 22 Tam Đề trong 100 Nhị Đề
- Tikadukapatthàna – Tam Đề Nhị Đề Phát Thú: 100 Nhị trong 22 Tam Đề
- Tikatikapatthàna – Tam Đề Tam Đề Phát Thú: 22 Tam Đề trong Tam Đề
- Dukadukapatthàna – Nhị Đề Nhị Đề Phát Thú: 100 Nhị Đề trong Nhị Đề
- Tứ Phần Pháp (4 Dhammanaya)
- Dhammanuloma – Pháp Thuận
- Dhammapaccanika – Pháp Nghịch
- Dhammaanulomapaccanika – Pháp Thuận Nghịch
- Dhammapaccaniyànuloma – Pháp Nghịch Thuận
- Thất Giai Đoạn (7 Mahàvàra)
- Paticcavàra – Giai đoạn Liên Quan,
- Sahajàtavàra – Giai đoạn Câu Sanh,
- Paccayavàra – Giai đoạn Duyên Sinh,
- Nissayavàra – Giai đoạn Y Chỉ,
- Sansatthavàra – Giai đoạn Tương Tạp,
- Sampayuttavàra – Giai đoạn Tương Ưng,
- Panhàvàra – Giai đoạn Vấn Đề.
- 24 Duyên
- Nhân duyên (hetupaccaya).
- Cảnh duyên (ārammaṇapaccaya).
- Trưởng duyên (adhipatipaccaya).
- Vô gián duyên (anantarapaccaya).
- Liên tiếp duyên (samantarapaccaya).
- Câu sanh duyên (sahajātapaccaya).
- Hỗ tương duyên (aññamaññapaccaya).
- Y chỉ duyên (nissayapaccaya).
- Cận y duyên (upanissayapaccaya).
- Tiền sanh duyên (purejātapaccaya).
- Hậu sanh duyên (pacchājātapaccaya).
- Trùng dụng duyên (āsevanapaccaya).
- Nghiệp duyên (kammapaccaya).
- Quả duyên (vipākapaccaya).
- Vật thực duyên (āhārapaccaya).
- Quyền duyên (indriyapaccaya).
- Thiền na duyên (jhānapaccaya).
- Đồ đạo duyên (maggapaccaya).
- Tương ưng duyên (sampayuttapaccaya).
- Bất tương ưng duyên (vippayuttapaccaya).
- Hiện hữu duyên (atthipaccaya).
- Vô hữu duyên (natthipaccaya).
- Ly duyên (vigatapaccaya).
- Bất ly duyên (avigatapaccaya).
- Giai Đoạn Chỉ Số
- Suddhasankhayàvàra – Giai đoạn đơn thuần chỉ số
- Dukàdisankhayàvàra – Giai đoạn nhị thức chỉ số
- Tứ Duyên Phần (4 Paccayanaya)
- Năng Duyên (Paccayadhamma)
- Sở Duyên (Paccayupannadhamma)
- Thục Duyên (Paccaysattatidhamma)
- Địch Duyên (Paccanīkadhamma)
Xem phần Tựa của bộ Vị Trí (TL Tịnh Sự)
4 luận cứ:
1 | Pháp Thuận (Dhammanuloma) | (vd. T → T = ND)
| 2 | Pháp Nghịch (Dhammapaccanika) | (vd. T → T = ND)
| 3 | Pháp Thuận Nghịch (Dhammaanulomapaccanika) | (vd. T → T = ND)
| 4 | Pháp Nghịch Thuận (Dhammapaccaniyānuloma) | (vd. T → T = ND)
|
6 phạm trù:
Phân tích 24 duyên theo
1 | Tam đề vị trí | 22 Ðầu Ðề Tam.
| 2 | Nhị đề vị trí | 100 Ðầu Ðề Nhị.
| 3 | Nhị đề tam đề vị trí | 100 nhị đề làm năng đối và 22 Tam Ðề làm sở đối.
| 4 | Tam đề nhị đề vị trí | 22 tam đề làm năng đối và 100 nhị đề làm sở đối
| 5 | Tam đề tam đề vị trí | 22 tam đề làm năng đối và 22 tam đề làm sở đối
| 6 | Nhị đề nhị đề vị trí | 100 nhị đề làm năng đối và 100 nhị đề làm sở đối.
|
Luận cứ 1 (Pháp Thuận): Ví dụ trường hợp 3 Nhân thiện trợ Tâm đại thiện thứ nhất bằng Nhân duyên.
Phân tích Nhân duyên theo 6 cách:
- Tam đề vị trí:
Ở đây ta có thể lấy ví dụ năng và sở duyên cùng là đầu đề 1 trong 22 Ðầu Ðề Tam:
(Các pháp thiện, các pháp bất thiện, các pháp vô ký).
Năng duyên là 3 Nhân thiện nhưng trong tam đề này thì gọi là Pháp Thiện.
Sở duyên là Tâm đại thiện thứ nhất nhưng trong tam đề này thì gọi là Pháp Thiện.
Pháp Thiện → Pháp Thiện = Nhân duyên
- Nhị đề vị trí:
Ở đây ta có thể lấy ví dụ năng và sở duyên cùng là đầu đề 1 trong 100 Ðầu Ðề Nhị:
(Các pháp nhân, các pháp phi nhân)
Năng duyên là 3 Nhân thiện nhưng trong nhị đề này thì gọi là Pháp Nhân.
Sở duyên là Tâm đại thiện thứ nhất nhưng trong nhị đề này thì gọi là Pháp Phi Nhân.
Nhân → Phi Nhân = Nhân duyên
- Nhị đề tam đề vị trí:
Ở đây ta có thể lấy ví dụ năng duyên là đầu đề 1 trong 100 đầu đề nhị, và sở duyên là đầu đề 1 trong 22 đầu đề tam:
Năng duyên là 3 Nhân thiện nhưng trong nhị đề này thì gọi là Pháp Nhân.
Sở duyên là Tâm đại thiện thứ nhất nhưng trong tam đề này thì gọi là Pháp Thiện.
Pháp Nhân → Pháp Thiện = Nhân duyên
- Tam đề nhị đề vị trí:
Ở đây ta có thể lấy ví dụ năng duyên là đầu đề 1 trong 22 đầu đề tam, và sở duyên là đầu đề 1 trong 100 đầu đề nhị:
Năng duyên là 3 Nhân thiện nhưng trong nhị đề này thì gọi là Pháp Thiện.
Sở duyên là Tâm đại thiện thứ nhất nhưng trong tam đề này thì gọi là Pháp Phi Nhân.
Pháp Thiện → Pháp Phi Nhân = Nhân duyên
- Tam đề tam đề vị trí:
Ở đây ta có thể lấy ví dụ năng duyên là đầu đề 1 trong 22 đầu đề tam
(Các pháp thiện, các pháp bất thiện, các pháp vô ký.),
và sở duyên là đầu đề 2 trong 22 đầu đề tam:
(Các pháp tương ưng lạc thọ, các pháp tương ưng khổ thọ, các pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ.)
Năng duyên là 3 Nhân thiện nhưng trong tam đề 1 này thì gọi là Pháp Thiện.
Sở duyên là Tâm đại thiện thứ nhất nhưng trong tam đề 2 này thì gọi là Pháp Tương Ưng Lạc Thọ.
Pháp Thiện → Pháp Tương Ưng Lạc Thọ = Nhân duyên
- Nhị đề nhị đề vị trí:
Ở đây ta có thể lấy ví dụ năng duyên là đầu đề 1 trong 100 đầu đề nhị
(Các pháp nhân, các pháp phi nhân),
và sở duyên là đầu đề 14 trong 100 đầu đề nhị
(Các pháp lậu, các pháp phi lậu.)
Năng duyên là 3 Nhân thiện nhưng trong nhị đề 1 này thì gọi là Pháp Nhân.
Sở duyên là Tâm đại thiện thứ nhất nhưng trong nhị đề 14 này thì gọi là Pháp Phi Lậu.
Pháp Nhân → Pháp Phi Lậu = Nhân duyên
Luận cứ 2 (Pháp Nghịch):
Pháp Nghịch là nghịch với pháp Thuận.
Ví dụ Tam Đề Thiện
Pháp Thuận | Pháp Nghịch
|
---|
Pháp Thiện (37 tâm) Pháp Bất thiện (12 tâm) Pháp Vô ký (72 tâm, 28 sắc pháp, Níp Bàn)
| Pháp phi Thiện (BT + VK) Pháp phi Bất thiện (T + VK) Pháp phi Vô ký (T + BT)
|
Ví dụ: Pháp phi Thiện → Pháp Phi Thiện = Nhân Duyên
Năng duyên = tâm sở Tham, Sân, Si
Sở duyên = 12 tâm Bất thiện + sắc pháp (sắc tâm Bất thiện)
Luận cứ 3 (Pháp Thuận Nghịch): Là pháp Thuận làm năng duyên trợ cho sở duyên là pháp Nghịch.
Ví dụ Tam Đề Ti hạ
Pháp Thuận | Pháp Nghịch
|
---|
Pháp Ti hạ (12 tâm) Pháp Trung bình (69 tâm + 28 sắc pháp) Pháp Tinh lương (40 tâm + Níp Bàn)
| Pháp phi Ti hạ (TB + TL) Pháp phi Trung bình (TH + TL) Pháp phi Tinh lương (TH + TB)
|
Ví dụ: Pháp Ti hạ → Pháp phi Tinh lương = Nhân Duyên
Năng duyên = tâm sở Tham, Sân, Si
Sở duyên = 12 tâm Bất thiện + sắc pháp (sắc tâm Bất thiện)
Luận cứ 4 (Pháp Nghịch Thuận): Là pháp Nghịch làm năng duyên trợ cho sở duyên là pháp Thuận.
Vẫn với ví dụ Tam Đề Ti hạ như trên
Pháp phi Tinh lương → Pháp Ti hạ = Nhân Duyên
Năng duyên = tâm sở Tham, Sân, Si
Sở duyên = 12 tâm Bất thiện + sắc pháp (sắc tâm Bất thiện)
Tất cả 24 Duyên của kinh Phát Thú có được ba nhóm Pháp, gọi là hiện hữu ba loại tướng pháp:
- “Paccayadhamma – Pháp Năng Duyên” là Pháp làm thành Nhân,
- “Paccayuppannadhamma – Pháp Sở Duyên” là Pháp làm thành Quả,
- “Paccanikadhamma – Pháp Địch Duyên” là Pháp chẳng phải Quả.
|