A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung
www.tudieu.de

Lộ Thiền Diệt

  • 2 lộ: tam quả (A-na-hàm) và tứ quả (A-la hán)
  • 2 người: A-na-hàm và A-la hán
  • 2 chặng: khai ý và đổng lực
  • 9 thứ:
    • khai ý,
    • 2 đại thiện thọ xả hợp trí, 2 đại tố thọ xả hợp trí,
    • thiện phi tưởng phi phi tưởng, tố phi tưởng phi phi tưởng,
    • tam quả ngũ thiền, tứ quả ngũ thiền.
  • 22 cõi: vui dục giới

Trước khi nhập thiền diệt:

Bậc Tam quả hoặc A La Hán muốn nhập diệt, thọ, tưởng, định thì trước hết phải nhập Sơ thiền. Sau khi xuất khỏi Sơ thiền thì dùng trí quán sát tâm sơ thiền cùng sở hữu hợp đã diệt, qua khía cạnh Tam tướng. Hết Sơ thiền thì tới Nhị thiền, cũng làm đúng như vậy. Cứ thế cho tới Vô sở hữu xứ. Sau khi xuất khỏi Vô sở hữu xứ, không cần phải quán xét Tam tướng của tâm thiền đó nữa, mà phải thực hiện 3 việc tiên quyết (pubbakicca) sau đây (Satthupakkasanna/):

  1. Nānābaddha-avikopana: Chú nguyện rằng xin cho các vật dụng ngoại thân của tôi đừng bị một lý do gì mà hư mất.
  2. Saṅghapaṭimāna: Chú nguyện rằng xin cho tôi tự nhiên xuất khỏi Diệt định (noridhasamāpatti) khi có Chư Tăng có ý muốn dời đến.
  3. Addhanāpāriccheda: Quán xét thọ mạng của mình xem có sống được tối thiểu một tuần lễ hay không. Nếu xét thấy mình không thể sống hơn một tuần lễ thì vị A Na Hàm không nên nhập Diệt định, bởi phải dành thời gian mà tu quán để tiến đạt A La Hán Quả. Nếu đương sự muốn nhập Diệt định là La Hán thì khi xét thấy mình không sống trọn một tuần lễ nữa phải chú nguyện cho xuất định trước ngày viên tịch để còn có thời gian từ giã hay giáo giới bạn đồng trú.
Trong ba việc tiên quyết vừa kể, đối với 2 điều trên có thể không chú nguyện cũng được nhưng đối với điều cuối thì bắt buộc phải làm nếu đương sự nhập định tại cõi người. Còn trên cõi Phạm thiên sắc giới thì khỏi phải làm pubbakicca nào cả, nếu có chỉ làm điều cuối cùng (addhānapaviccheda/). Sau khi đã làm xong pubbakicca, vị Thánh mới nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tâm phi tưởng phi phi tưởng khởi lên liên tục hai sát na, rồi kể từ đó danh pháp cùng sắc tâm hoàn toàn vắng mặt, ở vị ấy lúc đó chỉ còn sắc nghiệp, sắc quý tiết và sắc vật thực. Ngay thời điểm vô thức đó được gọi là đã nhập diệt định vậy.

Biện Giải Tâm Pháp (tr 55)

Kinh Trung Bộ
44. Tiểu kinh Phương quảng
Majjhimanikāya
5. Cūḷayamakavaggo 463
Thưa Ni sư, có bao nhiêu hành? Kati panāyye, saṅkhārā'ti?
Hiền giả, có ba loại hành này: thân hành, khẩu hành, và tâm hành. Tayome, āvuso visākha, saṅkhārā kāyasaṅkhāro, vacīsaṅkhāro, cittasaṅkhāro'ti.
Thưa Ni sư, thế nào là thân hành, thế nào là khẩu hành, thế nào là tâm hành? Katamo panāyye, kāyasaṅkhāro, katamo vacīsaṅkhāro, katamo cittasaṅkhāro'ti?
Thở vô, thở ra, Hiền giả Visakha, là thân hành, tầm tứ là khẩu hành, tưởng và thọ là tâm hành. Assāsapassāsā kho, āvuso visākha, kāyasaṅkhāro, vitakkavicārā vacīsaṅkhāro, saññā ca vedanā ca cittasaṅkhāro'ti.
Thưa Ni sư, vì sao thở vô thở ra là thân hành, vì sao tầm tứ là khẩu hành, vì sao tưởng và thọ là tâm hành? Kasmā panāyye, assāsapassāsā kāyasaṅkhāro, kasmā vitakkavicārā vacīsaṅkhāro, kasmā saññā ca vedanā ca cittasaṅkhāro'ti?
Thở vô, thở ra, Hiền giả Visakha, thuộc về thân, những pháp này lệ thuộc với thân, nên thở vô thở ra thuộc về thân hành. Hiền giả Visakha, trước phải tầm và tứ rồi sau mới phát lời nói, nên tầm tứ thuộc về khẩu hành. Tưởng và thọ và tâm sở, các pháp này lệ thuộc với tâm, nên tưởng và thọ thuộc về tâm hành. Assāsapassāsā kho, āvuso visākha, kāyikā ete dhammā kāyappaṭibaddhā, tasmā assāsapassāsā kāyasaṅkhāro. Pubbe kho, āvuso visākha, vitakketvā vicāretvā pacchā vācaṃ bhindati, tasmā vitakkavicārā vacīsaṅkhāro. Saññā ca vedanā ca cetasikā ete dhammā cittappaṭibaddhā, tasmā saññā ca vedanā ca cittasaṅkhāro'ti.
Thưa Ni sư, như thế nào là chứng nhập Diệt thọ tưởng định? Kathaṃ panāyye, saññāvedayitanirodhasamāpatti hotī'ti?
Hiền giả Visakha, Tỷ-kheo chứng nhập Diệt thọ tưởng định, vị ấy không nghĩ rằng: "Tôi sẽ chứng nhập Diệt thọ tưởng định", hay "Tôi đang chứng nhập Diệt thọ tưởng định" hay "Tôi đã chứng nhập Diệt thọ tưởng định". Vì rằng, tâm của vị này trước đã được tu tập như vậy nên đưa đến trạng thái như vậy. Na kho, āvuso visākha, saññāvedayitanirodhaṃ samāpajjantassa bhikkhuno evaṃ hoti ‘ahaṃ saññāvedayitanirodhaṃ samāpajjissa’nti vā, ‘ahaṃ saññāvedayitanirodhaṃ samāpajjāmī’ti vā, ‘ahaṃ saññāvedayitanirodhaṃ samāpanno’ti vā. Atha khvāssa pubbeva tathā cittaṃ bhāvitaṃ hoti yaṃ taṃ tathattāya upanetī'ti.
Thưa Ni sư, Tỷ-kheo chứng nhập Diệt thọ tưởng định, những pháp gì diệt trước, thân hành, hay khẩu hành, hay tâm hành? Saññāvedayitanirodhaṃ samāpajjantassa panāyye, bhikkhuno katame dhammā paṭhamaṃ nirujjhanti yadi vā kāyasaṅkhāro, yadi vā vacīsaṅkhāro, yadi vā cittasaṅkhāro'ti?
Hiền giả Visakha, vị Tỷ-kheo chứng nhập Diệt thọ tưởng định, khẩu hành diệt trước, rồi đến thân hành, rồi đến tâm hành. Saññāvedayitanirodhaṃ samāpajjantassa kho, āvuso visākha, bhikkhuno paṭhamaṃ nirujjhati vacīsaṅkhāro, tato kāyasaṅkhāro, tato cittasaṅkhāro'ti.
Thưa Ni sư, làm thế nào xuất khởi Diệt thọ tưởng định? Kathaṃ panāyye, saññāvedayitanirodhasamāpattiyā vuṭṭhānaṃ hotī'ti?
Hiền giả Visakha, vị Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, không có nghĩ rằng: "Tôi sẽ xuất khởi Diệt thọ tưởng định", hay "Tôi đang xuất khởi Diệt thọ tưởng định", hay "Tôi đã xuất khởi Diệt thọ tưởng định". Vì rằng tâm của vị này trước đã tu tập như vậy nên đưa đến trạng thái như vậy. Na kho, āvuso visākha, saññāvedayitanirodhasamāpattiyā vuṭṭhahantassa bhikkhuno evaṃ hoti ‘ahaṃ saññāvedayitanirodhasamāpattiyā vuṭṭhahissa’nti vā, ‘ahaṃ saññāvedayitanirodhasamāpattiyā vuṭṭhahāmī’ti vā, ‘ahaṃ saññāvedayitanirodhasamāpattiyā vuṭṭhito’ti vā. Atha khvāssa pubbeva tathā cittaṃ bhāvitaṃ hoti yaṃ taṃ tathattāya upanetī'ti.
Thưa Ni sư, Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, những pháp nào khởi lên trước, thân hành, hay khẩu hành hay tâm hành? Saññāvedayitanirodhasamāpattiyā vuṭṭhahantassa panāyye, bhikkhuno katame dhammā paṭhamaṃ uppajjanti yadi vā kāyasaṅkhāro, yadi vā vacīsaṅkhāro, yadi vā cittasaṅkhāro'ti?
Hiền giả Visakha, Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, tâm hành khởi lên trước nhất, rồi đến thân hành, rồi đến khẩu hành. Saññāvedayitanirodhasamāpattiyā vuṭṭhahantassa kho, āvuso visākha, bhikkhuno paṭhamaṃ uppajjati cittasaṅkhāro, tato kāyasaṅkhāro, tato vacīsaṅkhāro'ti.
Thưa Ni sư, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, vị ấy cảm giác những xúc nào? Saññāvedayitanirodhasamāpattiyā vuṭṭhitaṃ panāyye, bhikkhuṃ kati phassā phusantī'ti?
Hiền giả Visakha, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, vị ấy cảm giác ba loại xúc: không xúc, vô tướng xúc, vô nguyện xúc. Saññāvedayitanirodhasamāpattiyā vuṭṭhitaṃ kho, āvuso visākha, bhikkhuṃ tayo phassā phusanti suññato phasso, animitto phasso, appaṇihito phasso'ti.
Thưa Ni sư, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, tâm của vị ấy thiên về gì, hướng về gì, khuynh hướng về gì? Saññāvedayitanirodhasamāpattiyā vuṭṭhitassa panāyye, bhikkhuno kiṃninnaṃ cittaṃ hoti kiṃpoṇaṃ kiṃpabbhāra'nti?
Hiền giả Visakha, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, tâm của vị ấy thiên về độc cư, hướng về độc cư, khuynh hướng về độc cư.Saññāvedayitanirodhasamāpattiyā vuṭṭhitassa kho, āvuso visākha, bhikkhuno vivekaninnaṃ cittaṃ hoti, vivekapoṇaṃ vivekapabbhāra'nti.

  1. Không xúc: Suññato phasso: Hành giả thấy không có ngã, không có ngã sở; thấy rõ sự thật vô ngã.
  2. Vô tướng xúc: Amimitto phasso: Thấy rõ vô thường.
  3. Vô Nguyện xúc: Appaṇihito phasso: Nhận ra tham, sân, si dẫn đến khổ đau nên tâm không còn tham, sân, si.
  • Thân hành = hơi thở
  • Khẩu hành = tầm tứ (hành uẩn)
  • Tâm hành = thọ uẩn, tưởng uẩn

Xem thêm:


A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung

© www.tudieu.de