CÓ 6 NHÓM PHÁT THÚ 1. Tam đề phát thú: Có 22 tam đề trong nhóm tam đề phát thú. Mỗi mẫu đề của nhóm tam đề có 3 pháp. Tam đề phát thú có (22 x 3 = 66 pháp). Ví dụ: Mẫu đề tam của tam đề phát thú thứ nhất là pháp bất thiện, pháp thiện, pháp vô ký. 2. Nhị đề phát thú: Có 100 nhị đề trong nhóm nhị đề phát thú. Mỗi nhị đề có 2 pháp. Nhị đề phát thú có (100 x 2 = 200 pháp). Ví dụ: Mẫu đề tam của nhị đề phát thú thứ nhất là pháp nhân (pháp hữu nhân), pháp phi nhân. 3. Nhị đề tam đề phát thú: Đưa 22 tam đề vào trong 100 nhị đề. Nhóm nầy có tất cả là (66 x 200 = 13.200 pháp). Ví dụ: Mẫu đề tam của nhị đề tam đề phát thú thứ nhất là 4. Tam đề nhị đề phát thú: Đưa nhị đề vào trong 22 tam đề. Nhóm nầy có tất cả là (200 x 66 = 13.200 pháp) 5. Tam đề tam đề phát thú: Đưa 22 tam đề lồng trong 22 tam đề. Nhóm nầy có tất cả là (66 x 66 = 4.136 pháp) 6. Nhị đề nhị đề: Đưa 100 nhị đề lồng trong 100 nhị đề. Nhóm nầy có tất cả là (200 x 200 = 40.000 pháp). Mỗi nhóm phát thú có (4) phần: Thuận, nghịch, thuận nghịch, và nghịch thuận; do đó, tổng số pháp của mỗi nhóm tăng lên 4 lần. Ví dụ, nhóm tam đề phát thú sẽ có tổng số pháp là (3x 22 x 4 hay 66 x 4).
Ví dụ Ghi nhớ
* Một người đang từ thuận sang nghịch và từ nghịch sang thuận rất nhanh và dễ dàng. Áp dụng 4 pháp (thuận, nghịch, thuận nghịch, nghịch thuận) vào tứ đế. Tứ đế
- Khổ: Là pháp thuận (1) Áp dụng pháp thuận nghịch vào hành thiền.
Khi hành thiền có 3 cái điên đảo:
Ba cái điên đảo nầy là pháp nghịch (2) và pháp thuận nghịch (3). Ghi nhớ:
Trong cuộc đời ta có những trường hợp như sau: Mỗi trường hợp đều là một pháp. Đã là một pháp thì sẽ có thực tính (đặc tính) của pháp ấy và sẽ bị tác động bởi ba chiều không gian, ba thời gian, và ba lực tác động để hành, hoại, diệt, và sinh theo một vòng luân hồi như đức Phật đã cho chúng ta thấy qua trí tuệ của Ngài. Vì thế chúng ta phải thận trọng, cẩn thận nhìn thấu thực tính pháp mà xoay chuyển và giải quyết vấn đề theo trí tuệ đức Phật. Bốn trường hợp đó là bốn con đường đi (gọi là 4 đường đạo) gồm 2 chánh (2 sáng) và 2 tà (2 tối).
Trên con đường tu tập phải xem xét lại những điều sau: Liên quan và tương tạp qua duyên: 1. Tương tạp là một sự hỗ tương nhưng bị xáo trộn.
Ví dụ
- Pháp thiện tương tạp pháp bất thiện: Làm một việc thiện xả thí cho một người nghèo nhưng bị tương tạp giằng co giữa “cho” hay “không cho” 2. Liên quan: Chuyển sự tương tạp thành sự liên quan
Ví dụ Ghi nhớ ** Liên quan là cách nhìn sáng suốt hơn tương tạp. Tu tập để có trí tuệ để thấy được sự liên quan thay vì thấy sự tương tạp. Sự liên quan là do nắm được pháp và thấy được pháp.
Ba loại tướng pháp: Ví dụ: Ứng dụng pháp năng duyên, sở duyên, và 3 nội dung của phát thú qua tiến trình của tâm trong khi ngồi thiền.
- Tại sao có tâm tương ưng trí?
Ta trả lời được cho những câu hỏi trên qua phát thú. Lúc vào ngồi thiền thì có tâm thiện tương ưng trí là pháp sở do cảnh thiền quán là pháp năng duyên làm duyên cho tâm thiện tương ưng trí sinh khởi do bởi cảnh tiền sinh duyên. Ở đây, không nói đến phóng dật (là pháp địch duyên). Khi hành thiền phải biết pháp nào sinh khởi và là năng duyên hay sở duyên. Ở đây, cảnh tiền sinh duyên là pháp năng duyên trợ sanh sự chánh niệm. Khi nắm được duyên (năng hay sở) thì thấy được pháp và nắm được thực tính của pháp. Và khi đó thấy được trí tuệ đức Phật sinh lên - thấy được nguyên nhân và nền tảng của pháp.
Trong bước (1) ta có: Bước (2) chuyển từ tâm thiện qua tâm bất thiện - đi từ pháp thuận đến pháp nghịch do nghiệp trổ sinh hiện bày qua dị thời nghiệp duyên. Tâm sân (bất thiện) sinh khởi là pháp sở duyên (quả) do bởi dị thời nghiệp duyên (năng duyên).
Áp dụng 3 nội dung của phát thú vào bước (2) như sau: Ghi nhớ
* Khi đi từ pháp thuận qua nghịch là từ sáng đến tối, phải cẩn thận để thấy được mãnh lực của năng duyên hay sở duyên tác động không phải do ngẫu nhiên. Do 3 loại tướng pháp (năng, sở, địch) cho thấy được sự tương quan của nhân, quả, và duyên trong các pháp
** Nắm được ba loại tướng pháp thì có căn bản để nhìn thấy và biết được pháp. Phân biệt được pháp là gốc (nhân) hay ngọn (quả). Trong gốc hay ngọn đó có một mãnh lực duyên tác động.
Khi một pháp đang hiện bày ta phải suy xét những điều sau: Ghi nhớ Tất cả các pháp hiện hữu trên đời đều có 3 tướng pháp là pháp năng duyên, pháp sở duyên, và pháp địch duyên. Và trong mỗi tướng pháp, mỗi năng duyên, sở duyên, hay địch duyên đều có 3 pháp hiện bày là: - Pháp hiện bày theo thực tính - Nhân của pháp hiện bày - Duyên làm cho pháp hiện bày Ví dụ: Sự la mắng của người là một pháp bất thiện, là pháp sở duyên (quả) sinh khởi hiện bày do bởi mãnh lực của nghiệp duyên (là nhân).
Người la mắng = Năng duyên
Ta không nên tạo pháp năng duyên (la mắng người) vì sẽ tạo nhân bất thiện.
|