A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung
www.tudieu.de

Tâm Thiện Siêu Thế

Không Tánh
Phi Nội
Chi Thiền → Tầm
Tứ
Hỷ
Lạc
Định
36
Tứ
Hỷ
Lạc
Định
35
Hỷ
Lạc
Định
34
Lạc
Định
33
Xả
Định
33
10 Kiết Sử
Sơ ThiềnNhị ThiềnTam ThiềnTứ ThiềnNgũ Thiền
Đoạn trừ
  1. Thân Kiến
  2. Hoài Nghi
  3. Giới Cấm Thủ
Sơ Đạo hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
Giảm nhẹ
  1. Dục Ái
  2. Sân Độc
Nhị Đạo hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
Đoạn trừ
  1. Dục Ái
  2. Sân Độc
Tam Đạo hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
Đoạn trừ
  1. Sắc Ái
  2. Vô Sắc Ái
  3. Ngã Mạn
  4. Phóng Dật
  5. Vô Minh
Tứ Đạo hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
hành nan đắc trì
hành nan đắc cấp
hành dị đắc trì
hành dị đắc cấp
Trưởng →Dục / Cần / Tâm / Thẩm

277. Katame dhammā kusalā?  [196] - Thế nào là các pháp thiện?
Yasmiṃ samaye lokuttaraṃ jhānaṃ bhāveti  Khi nào tu tiến thiền siêu thế,
niyyānikaṃ  pháp dẫn xuất,
apacayagāmiṃ  nhân đến tịch diệt,
diṭṭhigatānaṃ pahānāya  đoạn trừ thiên kiến,
paṭhamāya bhūmiyā pattiyā  chứng đạt đệ nhất địa vức,
vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi  ly các dục, ly các bất thiện pháp
savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ  một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ;
paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati  chứng và trú sơ thiền,
dukkhapaṭipadaṃ dandhābhiññaṃ,  hành nan đắc trì,
tasmiṃ samaye phasso hoti,  trong khi ấy, có xúc,
vedanā hoti, saññā hoti, cetanā hoti, cittaṃ hoti,  có thọ, có tưởng, có tư, có tâm,
vitakko hoti, vicāro hoti, pīti hoti, sukhaṃ hoti,  có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc,
cittassekaggatā hoti,  có nhất hành tâm,
saddhindriyaṃ hoti, vīriyindriyaṃ hoti, satindriyaṃ hoti,  có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền,
samādhindriyaṃ hoti, paññindriyaṃ hoti,  có định quyền, có tuệ quyền,
manindriyaṃ hoti,  có ý quyền,
somanassindriyaṃ hoti, jīvitindriyaṃ hoti,  có hỷ quyền, có mạng quyền,
anaññātaññassāmītindriyaṃ hoti,  có tri vị tri quyền,
sammādiṭṭhi hoti, sammāsaṅkappo hoti,  có chánh kiến, có chánh tư duy,
sammāvācā hoti, sammākammanto hoti, sammāājīvo hoti,  có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định,
sammāvāyāmo hoti, sammāsati hoti, sammāsamādhi hoti,  có chánh ngữ, có chánh mạng, có chánh nghiệp,
saddhābalaṃ hoti, vīriyabalaṃ hoti, satibalaṃ hoti,  có tín lực, có tấn lực, có niệm lực,
samādhibalaṃ hoti, paññābalaṃ hoti,  có định lực, có tuệ lực,
hiribalaṃ hoti, ottappabalaṃ hoti,  có tàm lực, có úy lực,
alobho hoti, adoso hoti, amoho hoti,  có vô tham, có vô sân, có vô si,
anabhijjhā hoti, abyāpādo hoti, sammādiṭṭhi hoti,  có vô tham ác, có vô sân ác, có chánh kiến,
hirī hoti, ottappaṃ hoti,  có tàm, có úy,
kāyapassaddhi hoti, cittapassaddhi hoti,  có tịnh thân, có tịnh tâm,
kāyalahutā hoti, cittalahutā hoti,  có khinh thân, có khinh tâm,
kāyamudutā hoti, cittamudutā hoti,  có nhu thân, có nhu tâm,
kāyakammaññatā hoti, cittakammaññatā hoti,  có thích thân, có thích tâm,
kāyapāguññatā hoti, cittapāguññatā hoti,  có thuần thân, có thuần tâm,
kāyujukatā hoti, cittujukatā hoti,  có chánh thân, có chánh tâm,
sati hoti, sampajaññaṃ hoti,  có niệm, có tỉnh giác,
samatho hoti, vipassanā hoti,  có chỉ tịnh, có quán minh,
paggāho hoti, avikkhepo hoti;  có chiếu cố, có bất phóng dật;
ye vā pana tasmiṃ samaye aññepi atthi  hoặc là trong khi ấy có những
paṭiccasamuppannā arūpino dhammā  pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh.
– ime dhammā kusalā.  Ðây là các pháp thiện.
361. Katame dhammā kusalā?  [271] - Thế nào là các pháp thiện?
Yasmiṃ samaye lokuttaraṃ jhānaṃ bhāveti  Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế,
niyyānikaṃ apacayagāmiṃ  pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt
kāmarāgabyāpādānaṃ tanubhāvāya  để giảm nhẹ dục ái và sân độc,
dutiyāya bhūmiyā pattiyā  đạt đến đệ nhị địa vức,
vivicceva kāmehi…pe…  ly các dục ... (trùng) ...
paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati  chứng và trú sơ thiền,
dukkhapaṭipadaṃ dandhābhiññaṃ,…pe…  hành nan đắc trì;
362. Katame dhammā kusalā?  [272] - Thế nào là các pháp thiện?
Yasmiṃ samaye lokuttaraṃ jhānaṃ bhāveti  Khi nào là vị tu tiến thiền siêu thế,
niyyānikaṃ apacayagāmiṃ  pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt,
kāmarāgabyāpādānaṃ anavasesappahānāya  để đoạn trừ hoàn toàn dục ái và sân độc,
tatiyāya bhūmiyā pattiyā  đạt đến đệ tam địa vức,
vivicceva kāmehi…pe…  ly các dục ... (trùng) ...
paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati  chứng và trú sơ thiền,
dukkhapaṭipadaṃ dandhābhiññaṃ,…pe…  hành nan đắc trì;
363. Katame dhammā kusalā?  [273] - Thế nào là các pháp thiện?
Yasmiṃ samaye lokuttaraṃ jhānaṃ bhāveti  Khi nào là vị tu tiến thiền siêu thế,
niyyānikaṃ apacayagāmiṃ  pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt,
rūparāgaarūparāgamānauddhaccaavijjāya anavasesappahānāya  để đoạn trừ hoàn toàn sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cữ và vô minh,
catutthāya bhūmiyā pattiyā  chứng đạt đệ tứ địa vức,
vivicceva kāmehi…pe…  ly các dục ... (trùng) ...
paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati  chứng và trú sơ thiền, (→ nhị, tam, tứ, ngũ thiền)
dukkhapaṭipadaṃ dandhābhiññaṃ,…pe… hành nan đắc trì; (→ hành nan đắc cấp, hành dị đắc trì, hành dị đắc cấp)

TÂM SIÊU THẾ (LOKUTTARACITTA)

Vì mỗi bực Thánh nếu đắc đạo, quả cao thấp khác nhau, nên mới có 5 bực thiền khác nhau như là sơ đạo sơ thiền, sơ đạo nhị thiền, sơ đạo tam thiền, sơ đạo tứ thiền, sơ đạo ngũ thiền.
Bảy bực Thánh sau có thiền cũng như thế.

Khác nhau là bực Thánh không thiền và bực Thánh có thiền, thành ra tâm kể hẹp thì siêu thế có 8 là 4 đạo và 4 quả, còn kể rộng là 20 đạo và 20 quả siêu thế. Bực thánh có thiền tính theo 5 bực thành ra 40, tức là 5 cái 8.

Tâm siêu thế (lokuttaracitta) nghĩa là siêu xuất tam giới luân hồi.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Loke uttarantīti = lokuttaro: trong đời mà siêu xuất tam giới luân hồi, nên gọi là tâm siêu thế, tức là cũng đời bản thể mà chẳng liên quan với luân hồi vì chẳng phải nhơn cho quả tục sinh và cũng chẳng phải quả để nương vào tam giới.

Đời (loka) có ba:

  1. là đời bản chất (lokadhātu) tức là tâm, sở hữu và sắc pháp.
  2. là đời chúng sanh (lokasatta) tức là 12 hạng người.
  3. là đời vũ trụ (lokabhūmi) tức là 31 cõi.

Tâm siêu thế đây cũng là đời bản chất nhưng khác hơn tâm hiệp thế vì chẳng hợp với luân hồi và không bị phiền não bắt làm cảnh.

Tâm siêu thế nói theo hẹp có 8 tức là 4 đạo và 4 quả siêu thế.

Tâm đạo vì mượn đạo đế mà kêu, nên Pāḷi chú giải như vầy: Maggena sampayuttaṃ cittaṃ= maggacittaṃ: tâm có đạo đế hợp gọi là tâm đạo.

Đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.
Tâm đạo gồm có 4 bậc:
  1. Đạo thất lai (sotāpattimagga).
  2. Đạo nhất lai (sakadāgāmimagga).
  3. Đạo bất lai (anāgāmimagga).
  4. Đạo vô sanh (arahattamagga).

Đạo thất lai là bực đắc đạo và đắc quả này rồi, nếu tục sinh cõi Dục giới không quá 7 lần (Trung Hoa cũng dịch là Dự lưu). Tâm đạo này có đạo đế sát trừ phiền não tà kiến và hoài nghi dứt tuyệt luôn cả các mãnh lực tạo ác. Theo chi pháp dứt tuyệt tà kiến, hoài nghi luôn cả pháp hợp chung cho đến mãnh lực tạo ác cùng nghiệp biệt thời tục sinh sa đọa và cõi Dục giới nói về nghiệp tục sinh chỉ còn lại 7 đời.
Có Pāḷi chú giải như vầy: Sotāpattimaggena sampayuttaṃ cittaṃ = Sotāpattimaggacittaṃ: tâm mà hiệp tâm đạo thất lai (Trung Hoa âm là Tu-đà-hoàn), hoặc kêu Sơ đạo là kêu theo thứ tự.

Đạo nhất lai là bực đắc đạo và quả này rồi, nếu trở lại cõi Dục giới nhiều lắm là 1 kiếp chư Thiên và 1 kiếp nhơn loại chớ không quá nữa. Đạo đế hiệp với tâm này chỉ làm cho pháp bất thiện sơ đạo sát còn lại càng yếu.
Có Pāḷi chú giải như vầy: Sakadāgāmimaggena sampayuttaṃ cittaṃ = sakadāgamimagga cittaṃ: tâm mà tương ưng với đạo đế nhất lai gọi là tâm đạo nhất lai (Trung Hoa âm là Tư-đà-hàm), cũng gọi là Nhị đạo là kêu theo thứ tự.

Đạo bất lai là bực đắc đạo và quả này rồi không còn trở lại cõi Dục giới, dù người dục giới đắc đạo và quả này mà không đắc thiền hiệp thế cũng đặng sanh về cõi sơ thiền. Đạo đế hiệp với tâm này sát trừ tuyệt sân và những pháp hợp chung.
Có Pāḷi chú giải như vầy: Tena sampayuttaṃ cittaṃ = anāgāmimaggacittaṃ: tâm mà hợp với đạo đế bất lai gọi là tâm đạo bất lai (Trung Hoa âm là A-na-hàm) cũng gọi là tâm Tam đạo là kêu theo thứ tự.

Đạo vô sanh là bực đắc đạo và quả này rồi không còn tục sinh nữa. Trung Hoa dịch có ba cách: 1 là Bất sanh, 2 là Ứng cúng và 3 là Sát tặc.
Bất sanh cũng như vô sanh. Ứng cúng là ám chỉ hết phiền não hoàn toàn, đáng làm ruộng phước cho kẻ cúng dường. Còn Sát tặc tức là sát trừ tuyệt hết giặc phiền não v.v…
Có Pāḷi chú giải như vầy: Tena sampayuttaṃ cittaṃ = arahattamaggacittaṃ: tâm mà hợp với đạo đế vô sanh nên gọi là tâm đạo vô sanh, cũng gọi là Tứ đạo là đạo thứ tư.

Tứ nhơn sanh tâm đạo:
  1. gặp trí sĩ (sampurisasanseva).
  2. đặng nghe chánh pháp (saddhammasavana).
  3. tác ý khéo (yonisomanasikāra).
  4. hành đúng pháp đến đạo quả (dhammānudhammapatipatti).

Tâm quả siêu thế là do nghiệp biệt thời của sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm đạo để lại mà tạo ra nên gọi là quả (phala) danh từ Pāḷi có chỗ để là vipāka cũng đồng ý nghĩa.

Nguồn: Bản giải Siêu-lý tiểu-học

Vīsati mahānayā

20 pháp tu tiến

357. Katame dhammā kusalā? Yasmiṃ samaye [269] - Thế nào là các pháp thiện? Khi nào vị ấy
(lokuttaraṃ jhānaṃ bhāveti…pe…) 1(tu tiến thiền siêu thế ...)
lokuttaraṃ maggaṃ bhāveti…pe… 2tu tiến đạo siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ satipaṭṭhānaṃ bhāveti…pe… 3tu tiến niệm xứ siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ sammappadhānaṃ bhāveti…pe… 4tu tiến chánh cần siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ iddhipādaṃ bhāveti…pe… 5tu tiến như ý túc siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ indriyaṃ bhāveti…pe… 6tu tiến quyền siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ balaṃ bhāveti…pe… 7tu tiến lực siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ bojjhaṅgaṃ bhāveti…pe… 8tu tiến giác chi siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ saccaṃ bhāveti…pe… 9tu tiến đế siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ samathaṃ bhāveti…pe… 10tu tiến chỉ tịnh siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ dhammaṃ bhāveti…pe… 11tu tiến pháp siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ khandhaṃ bhāveti…pe… 12tu tiến uẩn siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ āyatanaṃ bhāveti…pe… 13tu tiến xứ siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ dhātuṃ bhāveti…pe… 14tu tiến giới siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ āhāraṃ bhāveti…pe… 15tu tiến thực siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ phassaṃ bhāveti…pe… 16tu tiến xúc siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ vedanaṃ bhāveti…pe… 17tu tiến thọ siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ saññaṃ bhāveti…pe… 18tu tiến tưởng siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ cetanaṃ bhāveti…pe… 19tu tiến tư siêu thế ... (trùng) ...
lokuttaraṃ cittaṃ bhāveti 20tu tiến tâm siêu thế ... (trùng) ...
niyyānikaṃ apacayagāmiṃ diṭṭhigatānaṃ pahānāya pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến,
paṭhamāya bhūmiyā pattiyā chứng đạt đệ nhất địa vức,
vivicceva kāmehi…pe… ly các dục ... (trùng) ...
paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati chứng và trú sơ thiền,
dukkhapaṭipadaṃ dandhābhiññaṃ, hành nan đắc trì;
tasmiṃ samaye phasso hoti…pe… avikkhepo hoti…pe… trong khi ấy có xúc ...(trùng), có bất phóng dật ...(trùng)...
ime dhammā kusalā.Ðây là các pháp thiện.


Tasmiṃ kho pana samaye [258] Lại nữa trong khi ấy
cattāro khandhā honti, có bốn uẩn,
dvāyatanāni honti, có hai xứ,
dve dhātuyo honti, có hai giới,
tayo āhārā honti, có ba thực,
navindriyāni honti, có chín quyền,
pañcaṅgikaṃ jhānaṃ hoti, có năm chi thiền,
aṭṭhaṅgiko maggo hoti, có tám chi đạo,
satta balāni honti, có bảy lực,
tayo hetū honti, có ba nhân,
eko phasso hoti, có một xúc,
ekā vedanā hoti, ekā saññā hoti, ekā cetanā hoti, ekaṃ cittaṃ hoti, có một thọ, có một tưởng, có một tư, có một tâm,
eko vedanākkhandho hoti, eko saññākkhandho hoti, có một thọ uẩn, có một tưởng uẩn,
eko saṅkhārakkhandho hoti, eko viññāṇakkhandho hoti, có một hành uẩn, có một thức uẩn,
ekaṃ manāyatanaṃ hoti, ekaṃ manindriyaṃ hoti, có một ý xứ, có một ý quyền,
ekā manoviññāṇadhātu hoti, có một ý thức giới,
ekaṃ dhammāyatanaṃ hoti, ekā dhammadhātu hoti; có một pháp xứ, có một pháp giới;
ye vā pana tasmiṃ samaye hoặc là trong khi ấy,
aññepi atthi paṭiccasamuppannā arūpino dhammā có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh.
ime dhammā kusalāÐây là các pháp thiện


338. Katamo tasmiṃ samaye saṅkhārakkhandho hoti? [259] Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Phasso Tức xúc,
cetanā tư,
vitakko vicāro pīti cittassekaggatā tầm, tứ, hỷ, nhất hành tâm,
saddhindriyaṃ vīriyindriyaṃ tín quyền, tấn quyền,
satindriyaṃ samādhindriyaṃ niệm quyền, định quyền,
paññindriyaṃ jīvitindriyaṃ tuệ quyền, mạng quyền,
anaññātaññassāmītindriyaṃ tri vị tri quyền,
sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo chánh kiến, chánh tư duy,
sammāvācā sammākammanto sammāājīvo chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng,
sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định,
saddhābalaṃ vīriyabalaṃ satibalaṃ tín lực, tấn lực, niệm lực,
samādhibalaṃ paññābalaṃ hiribalaṃ ottappabalaṃ định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực,
alobho adoso amoho vô tham, vô sân, vô si,
anabhijjhā abyāpādo sammādiṭṭhi vô tham ác, vô sân ác, chánh kiến,
hirī ottappaṃ tàm, úy,
kāyapassaddhi cittapassaddhi kāyalahutā cittalahutā tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm,
kāyamudutā cittamudutā kāyakammaññatā cittakammaññatā nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm,
kāyapāguññatā cittapāguññatā kāyujukatā cittujukatā thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm,
sati sampajaññaṃ niệm, tỉnh giác,
samatho vipassanā chỉ tịnh, quán minh,
paggāho avikkhepo; chiếu cố, bất phóng dật,
ye vā pana tasmiṃ samaye hoặc là khi ấy có
aññepi atthi paṭiccasamuppannā arūpino dhammā những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh,
ṭhapetvā vedanākkhandhaṃ ngoại trừ thọ uẩn,
ṭhapetvā saññākkhandhaṃ ngoại trừ tưởng uẩn,
ṭhapetvā viññāṇakkhandhaṃ ngoại trừ thức uẩn.
ayaṃ tasmiṃ samaye saṅkhārakkhandho hoti…pe… Ðây là các hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...
ime dhammā kusalā.Ðây là các pháp thiện.

Tâm Siêu Thế Thiện và Quả
(Lokuttarakusala_vipākacitta)



Lớp Phật Pháp Buddhadhamma Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma
Bài học ngày 1.8.2021 Bài 9. Chương I

Tâm siêu thế chỉ có hai giống tâm (jāti) là tâm thiện (kusalacitta) và tâm quả (vipākacitta).

Tâm thiện siêu thế chính là tâm đạo (maggacitta), có 4 thứ:

  1. Tâm đạo Dự lưu (Sotāpattimaggacittaṃ)
  2. Tâm đạo Nhất lai (Sakadāgāmimaggacittaṃ)
  3. Tâm đạo Bất lai (Anāgāmimaggacittaṃ)
  4. Tâm đạo Ứng cúng (Arahattamaggacittaṃ)

Nếu phân theo thiền chứng thì tâm thiện siêu thế có 20 thứ:

  1. Tâm sơ đạo sơ thiền (Paṭhamajjhānapaṭhamamaggacittaṃ)
  2. Tâm sơ đạo nhị thiền (Dutiyajjhānanapaṭhamamaggacittaṃ)
  3. Tâm sơ đạo tam thiền (Tatiyajjhānapaṭhamamaggacittaṃ)
  4. Tâm sơ đạo tứ thiền (Catutthajjhānapaṭhamamaggacittaṃ)
  5. Tâm sơ đạo ngũ thiền (Pañcamajjhānapaṭhamamaggacittaṃ)
  6. Tâm nhị đạo sơ thiền (Paṭhamajjhānadutiyamaggacittaṃ)
  7. Tâm nhị đạo nhị thiền (Dutiyajjhānadutiyamaggacittaṃ)
  8. Tâm nhị đạo tam thiền (Tatiyajjhānadutiyamaggacittaṃ)
  9. Tâm nhị đạo tứ thiền (Catutthajjhānadutiyamaggacittaṃ)
  10. Tâm nhị đạo ngũ thiền (Pañcamajjhānadutiyamaggacittaṃ)
  11. Tâm tam đạo sơ thiền (Paṭhamajjhānatatiyamaggacittaṃ)
  12. Tâm tam đạo nhị thiền (Dutiyajjhānatatiyamaggacittaṃ)
  13. Tâm tam đạo tam thiền (Tatiyajjhānatatiyamaggacittaṃ)
  14. Tâm tam đạo tứ thiền (Catutthajjhānatatiyamaggacittaṃ)
  15. Tâm tam đạo ngũ thiền (Pañcamajjhānatatiyamaggacittaṃ)
  16. Tâm tứ đạo sơ thiền (Paṭhamajjhānacatutthamaggacittaṃ)
  17. Tâm tứ đạo nhị thiền (Dutiyajjhānacatutthamaggacittaṃ)
  18. Tâm tứ đạo tam thiền (Tatiyajjhānacatutthamaggacittaṃ)
  19. Tâm tứ đạo tứ thiền (Catutthajjhānacatutthamaggacittaṃ)
  20. Tâm tứ đạo ngũ thiền (Pañcamajjhānacatutthamaggacittaṃ)

Như vậy tâm thiện siêu thế có 4 hoặc 20 thứ tâm; Nói hẹp có 4, nói rộng có 20.

Giải thích:

Tâm đạo là tâm thiện siêu thế, bởi tâm được trợ sanh tâm quả (phalacitta) bằng mãnh lực dị thời nghiệp duyên (nānakkhaṇikakammapaccayena).
Gọi là tâm đạo (maggacitta) vì là tâm có bát chi đạo (maggaṅga) tương ưng, tức chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

Tâm đạo hay thiện siêu thế là tuệ đoạn trừ (khaye ñāṇaṃ) phiền não, liễu ngộ níp bàn. Tâm đạo được chứng đắc do nhờ công phu tu tập thiền quán hay hành thiền minh sát (vipassanābhāvanā).
Khi tâm đạo thứ nhất sanh khởi, vị ấy đã là bậc thánh (ariya), không còn là phàm nhân (puthujjana) nữa. Tâm đạo thứ nhất gọi là sơ đạo (Paṭhamamagga) tức là đạo dự lưu (Sotāpattimagga).

Tâm đạo thứ hai gọi là nhị đạo (Dutiyamagga) tức là đạo nhất lai (Sakadāgāmimagga).

Tâm thứ ba gọi là tam đạo (Tatiyamagga) tức là đạo bất lai (Anāgāmimagga).

Tâm đạo thứ tư gọi là tứ đạo (Catutthamagga) tức là đạo ứng cúng (Arahattamagga).

Tâm sơ đạo tuyệt trừ ba kiết sử: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ và đoạn diệt chủng sanh đoạ xứ. Gọi sơ đạo là đaọ dự lưu vì đắc chứng đạo nầy rồi là đã đi vào thánh lưu (ariyasote āpajjatī 'ti sotāpatti).

Tâm nhị đạo làm suy yếu hai kiết sử: Dục ái và phẫn nộ, đoạn diệt chủng dục hữu tái sanh nhiều lần, nghĩa là chỉ sanh lại cõi dục một lần nữa thì níp bàn, nên gọi tâm nhị đạo là đạo nhất lai.

Tâm tam đạo tuyệt trừ hẵn hai kiết sử: dục ái và phẫn nộ, đoạn diệt chủng tái sanh cõi dục, không còn trở lại cõi dục nầy nữa mà hoá sanh cõi sắc giới rồi níp bàn tại đấy, nên gọi là tâm tam đạo là đạo bất lai.

Tâm tứ đạo tuyệt trừ năm thượng phần kiết sử: sắc ái, vô sắc ái, mạn, phóng dật và vô minh, tuyệt chủng luân hồi, xứng đáng được nhân thiên cúng dường, nên gọi tâm tứ đạo là đạo ứng ứng. Danh từ Arahatta có nhiều ý nghĩa, ứng cúng là một trong những ý nghĩa đó.

Tuệ đạo là Tri kiến tịnh ( ñāṇadassanavisuddhi), Tịnh pháp thứ năm trong năm tịnh pháp tuệ minh sát.

Tâm đạo nếu nói theo tiến trình sát trừ phiền não thì có 4 thứ (mới nói tâm thiện 21 thứ là 17 tâm thiện hiệp thế và 4 tâm thiện siêu thế).

Tâm đạo nếu nói theo thiền chi mà hành giả đã chứng thiền trước khi đắc đạo, thì có 20 thứ như sơ đạo sơ thiền (5 chi thiền), sơ đạo nhị thiền (4 chi thiền) …v.v…

(Do vậy, nói thêm thiện có 37 thứ là 17 tâm thiện hiệp thế và 20 tâm thiện siêu thế).

Tâm quả siêu thế là hiệu ứng của tâm thiện siêu thế; vì là giống quả (vipākajāti) nên được gọi là quả siêu thế (lokuttaravipāka). Nhưng quả siêu thế không giống như quả hiệp thế; Quả siêu thế không phải được thành tựu do nghiệp bị tác động bởi ái (taṇhā); Quả siêu thế có chức năng đổng lực (javana) giống như thiện siêu thế. Cả hai điều này khác với quả hiệp thế.

Vì vậy, tâm quả siêu thế được gọi với danh từ đặc biệt là phalacitta. Trong tiếng việt, hai từ vipāka và phala đều dịch là “Quả”.

Tâm quả siêu thế có 4 thứ:

  1. Tâm quả Dự lưu (Sotāpattiphalacittaṃ)
  2. Tâm quả Nhất lai (Sakadāgāmiphalacittaṃ)
  3. Tâm quả Bất lai (Anāgāmiphalacittaṃ)
  4. Tâm quả Ứng cúng (Arahattaphalacittaṃ)

- Tâm quả siêu thế kể theo tâm đạo hữu thiền thì có 20 thứ:

  1. Tâm sơ quả sơ thiền (Paṭhamajjhānapaṭhamaphalacittaṃ)
  2. Tâm sơ quả nhị thiền (Dutiyajjhānapaṭhamaphalacittaṃ)
  3. Tâm sơ quả tam thiền (Tatiyajjhānapaṭhamaphalacittaṃ)
  4. Tâm sơ quả tứ thiền (Catutthajjhānapaṭhamaphalacittaṃ)
  5. Tâm sơ quả ngũ thiền (Pañcamajjhānapaṭhamaphalacittaṃ)
  6. Tâm nhị quả sơ thiền (Paṭhamajjhānadutiyaphalacittaṃ)
  7. Tâm nhị quả nhị thiền (Dutiyajjhānadutiyaphalacittaṃ)
  8. Tâm nhị quả tam thiền (Tatiyajjhānadutiyaphalacittaṃ)
  9. Tâm nhị quả tứ thiền (Catutthajjhānadutiyaphalacittaṃ)
  10. Tâm nhị quả ngũ thiền (Pañcamajjhānadutiyaphalacittaṃ)
  11. Tâm tam quả sơ thiền (Paṭhamajjhānatatiyaphalacittaṃ)
  12. Tâm tam quả nhị thiền (Dutiyajjhānatatiyaphalacittaṃ)
  13. Tâm tam quả tam thiền (Tatiyajjhānatatiyaphalacittaṃ)
  14. Tâm tam quả tứ thiền (Catutthajjhānatatiyaphalacittaṃ)
  15. Tâm tam quả ngũ thiền (Pañcamajjhānatatiyaphalacittaṃ)
  16. Tâm tứ quả sơ thiền (Paṭhamajjhānacatutthaphalacittaṃ)
  17. Tâm tứ quả nhị thiền (Dutiyajjhānacatutthaphalacittaṃ)
  18. Tâm tứ quả tam thiền (Tatiyajjhānacatutthaphalacittaṃ)
  19. Tâm tứ qủa tứ thiền (Catutthajjhānacatutthaphalacittaṃ)
  20. Tâm tứ quả ngũ thiền (Pañcamajjhānacatutthaphalacittaṃ)

Giải thích:

Trong thiền minh sát, quả siêu thế là tuệ thứ 15, gọi là quả tuệ (phalañāṇa).

Quả tuệ nầy khởi lên tiếp nối Đạo tuệ (tuệ thứ 14). Sát na tâm đạo trợ sát na tâm quả (phalacitta) bằng vô gián duyên. Đạo nào phát sanh quả nấy.

Tâm quả phát sanh từ tâm đạo dự lưu, gọi là tâm quả dự lưu. Phát sanh từ tâm đạo nhất lai, gọi là tâm quả nhất lai. Phát sanh từ tâm đạo bất lai, gọi là tâm quả bất lai. Phát sanh từ tâm đạo ứng cúng, gọi là tâm quả ứng cúng.

Do phát sanh từ sơ đạo sơ thiền nên gọi là sơ quả sơ thiền. Do phát sanh từ sơ đạo nhị thiền nên gọi là sơ quả nhị thiền …v.v…

Quả siêu thế thuộc về tri kiến tịnh (ñāṇadassanavisuddhi) trong bảy tịnh pháp.

Tuệ quả siêu thế là vô sanh trí (anuppādeñāṇaṃ). Tuệ đạo thì sát trừ phiền não, Tuệ quả thì lắng yên phiền não, không tái phát phiền não đã được sát trừ.

Đạo quả dự lưu _ Sotāpatti, đọc âm là “Tu đà hườn”.
Đạo quả nhất lai _ Sakadāgāmi, đọc âm là “Tư đà hàm”.
Đạo quả bất lai _ Anāgāmi, đọc âm là “A na hàm”.
Đạo quả ứng cúng _ Arahatta, đọc âm là “A la hán”.

Tóm tắt: 4 hoặc 20 tâm thiện siêu thế và 4 hoặc 20 tâm quả siêu thế, gọi chung là 8 hoặc 40 tâm siêu thế.

81 tâm hiệp thế và 8 hoặc 40 tâm siêu thế gôm lại là 89 hoặc 121 tâm.

Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Tuệ Siêu
Nguồn: Chùa Pháp Luân

Sa Môn

Các hạng sa môn ở đây gồm: sa môn bất động, sa môn sen trắng, sa môn sen hồng và sa môn của sa môn.

1. Sa môn bất động tức là Sơ quả Tu đà hoàn (Sotāpatti): là bậc sơ quả dầu xuất gia hay cư sĩ đều không quay lui phàm tâm nên gọi là bất động. Là bậc thánh sơ ngộ (dassana) nhìn thấy 4 đế lần đầu theo kiểu thấy khác hẳn với bao kiếp trước đã học với người khác nên gọi là tầng thánh sơ ngộ . Từ phàm lên sơ quả khó hơn từ sơ quả lên La Hán. Ai cũng nói La Hán là khả kính hết nhưng mà họ không biết một chuyện từ phàm lên sơ quả nói khó muôn trùng.

Bởi vì chính Đức Phật đã dạy rằng: Có lần Ngài ngồi với chư tăng dưới dãy núi Himalaya Ngài hỏi chư tăng vậy chứ 7 viên sỏi so với dãy núi này cái nào lớn, cái nào nhiều, cái nào nặng hơn? Thì chư tăng mới Bạch Đức Thế Tôn không thể so sánh được bởi vì đó là 1 tỷ lệ quá chênh lệch. Đức Phật dạy cũng vậy đó, những vấn đề mà vị Tu Đà Hoàn đã giải quyết xong thì nó nhiều như dãy núi Himalaya mấy ngàn cây số (do tuần) này nè. Mà trong khi đó vấn đề mà cái vị còn tồn đọng phải giải quyết nó chỉ là 7 viên sỏi thôi. Nhỏ như vậy đó, được gọi là bất động sa môn là vì 4 cái dự lưu phần (tin bất động, bất thối nơi tam bảo). Sơ quả có thể chết nhưng không thể phạm giới đã thọ và không thể thay đổi cái nhìn về tam bảo.

Nhiều người nói tu đà hoàn không phạm ngũ giới nói như vậy thì hẹp lắm. Tu đà hoàn không phạm cái giới mình đã thọ ví dụ như vị đó thọ 5 giới là cái chắc không có phạm rồi. Nhưng mà vị đó thọ bát giới là không thể nào vị đó phạm bát giới. Còn thấy bà Quý Sa Kha bả có con đàn cháu đống là bả thọ có 5 giới. Hôm nào mà bả thọ bát giới là bả sạch như kim cương vậy. Cho nên phải nói rõ không phạm 5 giới mà là họ không phạm cái giới họ đã thọ. Dù họ là sadi, tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ thì cái giới nào họ đã thọ đối với họ chết dễ hơn việc không giữ được cái giới đó.

Thứ hai dù họ có chết chứ không thể nào họ bỏ niềm tin nơi Tam Bảo. Họ không thể nào thay đổi cách nhìn của mình với tam bảo. Còn phàm phu mình lại khác, chỉ cần gặp ông thầy, gặp bạn nào nói dẻo mồm dẻo miệng là mình từ chúa qua chùa từ chùa qua chúa trong tích tắc. Chưa kể một cái qua kiếp sau là thôi rồi, kiếp này đi chùa ngồi thiền Miến Điện, kiếp sau ôm bom tự sát đi theo đạo hồi. Một năm có một tháng ramadan nhịn đói trào máu, chuyện đó rất là bình thường.

2. Bạch liên sa môn tức là Nhị quả Tư-đà-hàm (Sakadāgāmī) : ám chỉ cho nhị quả, người mà giảm nhẹ dục ái và sân. Chỉ còn trở lui cõi dục giới 1 lần. Có nghĩa vị này đang gột rửa từ từ, đã giảm nhẹ dục ái và sân. Vị này khá hơn vị tu đà hoàn, có nghĩa chưa dứt hẳn sạch sẽ như A na hàm nhưng vị này so với vị tu đà hoàn thì vị này ngon lành. Chỉ cần quay lại cõi dục 1 lần thôi. Vị này là sa môn được ví như sen trắng

3. Hồng liên sa môn tức là Tam quả A-na-hàm (Anāgāmī): ám chỉ cho bậc tam quả dứt hẳn 5 hạ phần kiết sử không còn trở lại cõi dục.

Các hạ phần kiết sử (Orambhagiyasamỵoana) gồm:
Thân kiến (Sakkaya-ditthi)
Hoài nghi (Vicikiccha)
Giới cấm thủ (Silabbata-paramasa)
Dục ái (Kama raga)
Sân (Vyapada)

4. Sa môn tinh tuý hay sa môn của sa môn tức là Tứ quả A-la-hán (Arahanta): ám chỉ bậc La Hán, giống như bên Chúa họ gọi chúa là vua của các vị vua. Còn bên Phật thì gọi Đức Phật là vua ẩn sĩ. Trong các hàng của trong vũ trụ này thì trong đó vị La Hán là vị hàng đầu khả kính nhất. Vị này đã dứt hẳn 5 thượng phần kiết sử, vị này không còn nữa.

Các thượng phần kiết sử (Uddhambhagiya-samỵoana) gồm:
Sắc ái (Rupa-raga) nơi các cõi Phạm thiên sắc giới.
Vô sắc ái (Arupa-raga) nơi cõi Phạm thiên vô sắc giới.
Ngã mạn (Mana)
Phóng dật (Uddhacca)
Vô minh (Avijja)

Nhiều lần và rất nhiều lần Đức Phật nói về Ngài như thế này :"Này các tỳ kheo, giống như bông sen mọc lên từ sình nó không có dính tí màu sắc, mùi vị nào của sình. Nó đã có 1 cái cõi riêng của sen. Cũng vậy, ta sinh trưởng ở đời nhưng ta không bị nhiễm ô bởi cái thế giới này. Nó ra sao thì đó là chuyện của nó nhưng Như Lai vẫn là Như Lai và Ngài gọi cái thế giới này là cái chỗ bùn nhơ.

Do đó trong bài Kinh này Ngài gọi các bậc thánh là những loài sen, chuyện đó không có gì lạ. Mà không phải chỉ có thánh mới là sen, mà chúng ta là những người phàm chúng ta cũng có thể là sen được chứ. Sen trong khả năng, trong điều kiện, trong trình độ cho phép của mình. Có nghĩa là lẽ ra ở hoàn cảnh đó nếu mình như mọi người là mình hư hơn, đã tệ hơn, mình đã bệ rạc hơn, mình đã lêu lỏng hơn nhưng mà đằng này mình hư hỏng có kiểm soát, lêu lỏng có kiểm soát. Đại khái như vậy nói chung cũng còn có chỗ để đi lên. Chứ không phải đợi đến khi làm thánh mới là sen là sai bét. Thánh là sen tuyệt đối còn mình là sen tương đối. Như vậy tôi có hư cũng là hư có kiểm soát mà có lêu lỏng cũng là lêu lỏng có tổ chức chứ không phải bê tha, bệ rạc để ông ba bà má nhìn không ra.

Kinh Tăng Chi số 091 - Sư Toại Khanh giảng
Kalama tri ân bạn phamquynhnhu1989 ghi chép.

Bốn Thánh-đạo-tuệ


Thánh-đạo-tuệ (Maggañāṇa) có 4 bậc, mà mỗi bậc Thánh-đạo-tuệ có khả năng đặc biệt diệt tận được (samucchedappahāna) tham-ái, phiền-não, ác-pháp theo năng lực của mỗi Thánh-đạo-tuệ như sau:

Tham-ái (taṇhā)


Tham-ái (taṇhā) đó là tham tâm-sở (lobha-cetasika) đồng sinh với 8 tham-tâm (lobhacitta) là nhân sinh khổ-Thánh-đế dẫn dắt tái-sinh kiếp sau trong ba giới bốn loài.

Tham-ái có 3 loại:
  1. Kāmataṇhā: Dục-ái là tham-ái trong 6 đối- tượng: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
  2. Bhavataṇhā: Hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng hợp với thường-kiến, và tham-ái trong 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, trong 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên, 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.
  3. Vibhavataṇhā: Phi-hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng hợp với đoạn-kiến.


* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại tham-ái là:
– Vibhavataṇhā: Tham-ái hợp với đoạn-kiến.
– Bhavataṇhā: Tham-ái hợp với thường-kiến.

Đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến không còn dư sót.

* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 loại tham-ái là:
– Kāmataṇhā: Tham-ái trong 6 đối-tượng loại thô trong cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến trong 6 đối-tượng loại thô trong cõi dục-giới không còn dư sót.

* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 loại tham-ái là:
– Kāmataṇhā: Tham-ái trong 6 đối-tượng loại vi-tế trong cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến trong 6 đối-tượng loại vi-tế trong cõi dục-giới không còn dư sót.

* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại tham-ái còn lại là:
– Kāmataṇhā: Tham-ái trong đối-tượng loại vi-tế trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới. Đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn dư sót.
– Bhavataṇhā: Tham-ái trong 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, trong 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên, 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, tất cả mọi tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế, không còn dư sót, cho nên bậc Thánh A-ra-hán không còn tái-sinh kiếp sau nữa.

Pháp-trầm-luân (āsava)


Pháp-trầm-luân (āsava) là pháp làm cho tất cả mọi chúng-sinh bị chìm đắm trong ba giới bốn loài, không thể vươn lên trở thành bậc Thánh-nhân được.

Pháp-trầm-luân có 4 pháp:
  1. Kāmāsava: Cõi-dục trầm-luân là chìm đắm trong 6 đối-tượng cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm.
  2. Bhavāsava: Kiếp-trầm-luân là chìm đắm trong kiếp chư-thiên trong cõi trời dục-giới, kiếp phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên, trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.
  3. Diṭṭhāsava: Tà-kiến trầm-luân là chìm đắm trong mọi tà-kiến. Đó là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.
  4. Avijjāsava: vô-minh trầm-luân là chìm đắm trong vô-minh không biết chân-lý tứ Thánh-đế. Đó là si tâm-sở đồng sinh với 12 bất thiện-tâm.


* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 pháp-trầm-luân là:
– Diṭṭhāsava: Tà-kiến trầm-luân là chìm đắm trong mọi tà-kiến. Đó là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.

* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 pháp-trầm-luân là:
– Kāmāsava: Cõi-dục trầm-luân là chìm đắm trong 6 đối-tượng loại thô trong cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.

* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 pháp-trầm-luân là:
– Kāmāsava: Cõi-dục trầm-luân là chìm đắm trong 6 đối-tượng loại vi-tế trong cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.

* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 pháp-trầm-luân là:
– Bhavāsava: Kiếp-trầm-luân là chìm đắm trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên, tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.
– Avijjāsava: Vô-minh trầm-luân là chìm đắm trong vô-minh không biết chân-lý tứ Thánh-đế. Đó là si tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm không còn dư sót.

10 Loại phiền-não (Kilesa)


Phiền-não (kilesa) là pháp làm tâm ô nhiễm, nóng nảy khổ tâm, phiền-não có 10 pháp: tham, sân, si, tà-kiến, ngã-mạn, hoài-nghi, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội lỗi, không biết ghê-sợ tội lỗi.

10 pháp phiền-não này là 10 bất-thiện tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.

* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại phiền-não là:
1. tà-kiến (diṭṭhi) và
2. hoài-nghi (vicikicchā) không còn dư sót.

* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 loại phiền-não là:
3. sân (dosa) loại thô không còn dư sót.

* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 loại phiền-não là:
3. sân (dosa) loại vi-tế không còn dư sót.

* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là:
4. tham (lobha),
5. si (moha),
6. ngã-mạn (māna),
7. buồn-chán (thīna),
8. phóng-tâm (uddhacca),
9. không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika),
10. không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót.

Bất-thiện-tâm (Akusalacitta)


Bất-thiện-tâm gọi là ác-tâm, có 12 tâm là 8 tham-tâm, 2 sân-tâm, 2 si-tâm. Sở dĩ gọi là bất-thiện-tâm hoặc ác-tâm là vì 14 bất-thiện tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm này.

* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 5 bất-thiện-tâm là:
– 4 tham-tâm hợp với tà-kiến không còn sót.
– 1 si-tâm hợp với hoài-nghi không còn dư sót.

* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 bất-thiện-tâm là:
– 2 sân-tâm loại thô không còn dư sót.

* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 bất-thiện-tâm là:
– 2 sân-tâm loại vi-tế không còn dư sót.

* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận 5 bất-thiện-tâm còn lại là:
– 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn dư sót.
– Si-tâm hợp với phóng-tâm không còn dư sót.

Bất-thiện tâm-sở (akusalacetasika)


14 Bất-thiện tâm-sở như sau:

– Nhóm tham tâm-sở có 3 tâm-sở là tham tâm-sở, tà-kiến tâm-sở, ngã-mạn tâm-sở.

– Nhóm sân tâm-sở có 4 tâm-sở là sân tâm-sở, ganh-tỵ tâm-sở, keo-kiệt tâm-sở, hối-hận tâm-sở.

– Nhóm si tâm-sở có 4 tâm-sở là si tâm-sở, không biết hổ-thẹn tội-lỗi tâm-sở, không biết ghê-sợ tội-lỗi tâm-sở, phóng-tâm tâm-sở.

– Nhóm buồn-chán tâm-sở có 2 tâm-sở là buồn-chán tâm-sở, buồn-ngủ tâm-sở.

– 1 tâm-sở là hoài-nghi tâm-sở.

Bất-thiện tâm-sở gồm có 14 tâm-sở chỉ đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) mà thôi.

* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 4 bất-thiện tâm-sở là tà-kiến tâm-sở, hoài-nghi tâm-sở, ganh-tỵ tâm-sở, keo-kiệt tâm-sở không còn dư sót.

* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 bất-thiện tâm-sở là sân tâm-sở và hối-hận tâm-sở loại thô không còn dư sót.

* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 bất-thiện tâm-sở là sân tâm-sở và hối-hận tâm-sở vi-tế không còn dư sót.

* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 8 bất-thiện tâm-sở còn lại là tham tâm-sở, ngã-mạn tâm-sở, si tâm-sở, buồn-chán tâm-sở, buồn-ngủ tâm-sở, không biết hổ-thẹn tội-lỗi tâm-sở, không biết ghê-sợ tội-lỗi tâm-sở, phóng-tâm tâm-sở không còn dư sót.

Trên đây trình bày một phần bất-thiện-pháp mà mỗi Thánh-đạo-tuệ (Maggañāṇa) có khả năng diệt tận được.

Thật ra, nếu bất-thiện-pháp nào mà mỗi Thánh-đạo-tuệ đã có khả năng diệt tận được rồi, thì bất-thiện-pháp ấy trong các bất-thiện-pháp khác cũng đều bị diệt tận không còn dư sót.

theravada.vn


Xem thêm:


A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung

© www.tudieu.de