Thập Dục Giới Thiện Nghiệp Lực
- Tam Thân Hành Nghiệp Lực, ấy là:
- Sát Mạng Kiềm Chế (Pàṇàtipàtavirati): Tự kiềm chế việc sát mạng.
- Thâu Đạo Kiềm Chế (Adinnàdànavirati): Tự kiềm chế việc trộm cắp.
- Tính Dục Tà Hạnh Kiềm Chế (Kàmesumicchàcàravirati): Tự kiềm chế việc tà dâm.
- Tứ Ngữ Hành Nghiệp Lực, ấy là:
- Vọng Ngữ Kiềm Chế (Musàvàdavirati): Tự kiềm chế nói lời giả dối.
- Ly Gián Ngữ Kiềm Chế (Pisuṇavàcàvirati): Tự kiềm chế nói lời xúi xiểm.
- Thô Ác Ngữ Kiềm Chế (Pharusavàcàvirati): Tự kiềm chế nói lời thô tục xấu ác.
- Hồ Ngôn Loạn Ngữ (Samphappalàpavirati): Tự kiềm chế nói lời tầm sàm, nhảm nhí vô ích.
- Tam Ý Hành Nghiệp Lực, ấy là:
- Ý Bất Tham Ác (Anabhijjhà): Có việc lưu tâm kiểm ý để kiềm chế không cho khởi sinh Ý Tham Ác.
- Ý Bất Cừu Hận (Abyàpàda): Có việc lưu tâm kiểm ý để kiềm chế không cho khởi sinh Ý Cừu Hận.
- Chánh Kiến (Sammàdiṭṭhi): Có sự nhìn thấy chân chánh.
Mười điều Dục Giới Thiện Nghiệp Lực (Kàmàvacarakusalakamma) như đã vừa đề cập đến ở tại đây, gọi là Thập Thiện Nghiệp Đạo (Kusalakammapatha), hoặc cũng còn được gọi là Thập Thiện Hạnh (Sucarita). Những Thập Thiện Hạnh nầy, khi được tính một cách đầy đủ thì cũng có 30 hoặc 40 điều. Có 30 điều, nghĩa là từng mỗi hành động tạo tác về Thiện Hạnh ấy, sẽ phải được phối hợp với cả Tam Tư Tác Ý (Cetanà), ấy là:
- Tư Tiền (Pubbacetanà): Tư Tác Ý khởi sinh trước việc tạo tác.
- Tư Hiện (Muñcacetanà): Tư Tác Ý khởi sinh ngay trong sát na đang tạo tác.
- Tư Hậu (Aparacetanà): Tư Tác Ý khởi sinh ngay trong sát na đã tạo tác xong.
Như thế, mười điều Thiện Hạnh được phối hợp với cả Tam Tư Tác Ý, mới thành 30 điều.
Có 40 điều, ấy là việc tạo tác từng mỗi điều Thiện Hạnh, đã được chia ra thành bốn thể loại, ấy là:
- Tự Chế Thủ Công Thiện Hạnh (Sàhatthakasucarita): Tự bản thân thực hiện.
- Mệnh Lệnh Thiện Hạnh (Àṇattikasucarita): Sai bảo để cho người khác thực hiện.
- Năng Lực Biểu Thị Thiện Hạnh (Vaṇṇabhàsanasucarita): Đề cập đến và trình bầy sự lợi ích của việc tạo tác những Thiện Hạnh ấy.
- Lạc Sự Thiện Hạnh (Samanuññàsucarita): Có sự hân hoan mãn ý ở trong việc tạo tác những Thiện Hạnh ấy.
Chi Pháp Của Thập Dục Giới Thiện Nghiệp Lực
- Tam Thân Hành Nghiệp Lực hoặc Tam Thân Thiện Hạnh có được Chi Pháp là: Tâm Sở Chánh Nghiệp (Sammàkammantacetasika) và Tâm Sở Chánh Mạng (Sammààjìvacetasika).
- Tứ Ngữ Hành Nghiệp Lực hoặc Tứ Ngữ Thiện Hạnh có được Chi Pháp là: Tâm Sở Chánh Ngữ (Sammàvàcàcetasika) và Tâm Sở Chánh Mạng.
- Tam Ý Hành Nghiệp Lực hoặc Tam Ý Thiện Hạnh có được Chi Pháp là: với Ý Bất Tham Ác thì có Chi Pháp là Tâm Sở Vô Tham; với Ý Bất Cừu Hận thì có Chi Pháp là Tâm Sở Vô Sân; với Chánh Kiến thì có Chi Pháp là Tâm Sở Tuệ Quyền.
Nguồn: Tổng hợp Vô Tỷ Pháp - Tập 3 - Quyển 2 (HT Sán Nhiên)
Thập Phúc Hành Tông
Trình bầy theo phần Kinh Tạng, thì Thập Phúc Hành Tông (Dasa puññakiriyavatthu) là Thập Phúc Nghiệp Sự, có được số lượng 30 điều, đó là:- Thân Hành Xả Thí Nghiệp Lực (Kàyakammadàna)
- Ngữ Hành Xả Thí Nghiệp Lực (Vacìkammadàna)
- Ý Hành Xả Thí Nghiệp Lực (Manokammadàna)
Trình bầy theo phần Vô Tỷ Pháp Tạng, thì Thập Phúc Hành Tông có được số lượng 11 hoặc 23, đó là:- Xả Thí có 1, tức là Ý Hành Xả Thí Nghiệp Lực ở phần Ý Bất Tham Ác (Anabhijjhà).
- Trì Giới có 2, tức là Thân Hành Trì Giới Nghiệp Lực, và Ngữ Hành Trì Giới Nghiệp Lực ở phần Tam Thân Hành Nghiệp Lực, và Tứ Ngữ Hành Nghiệp Lực.
- Tu Tập, Cung Kính, Phụng Hành, từng mỗi điều nầy có được 1; tức là Ý Hành Nghiệp Lực ở phần Ý Bất Cừu Hận (Abyàpàda), và Chánh Kiến.
- Hồi Hướng, Tùy Hỷ Công Đức, từng mỗi điều nầy có được 1; tức là Ý Hành Nghiệp Lực ở phần Ý Bất Tham Ác, và Chánh Kiến.
- Thính Pháp có 1, tức là Ý Hành Nghiệp Lực ở phần Chánh Kiến.
- Thuyết Pháp có 1, tức là Ý Hành Nghiệp Lực ở phần Ý Bất Tham Ác, Ý Bất Cừu Hận, và Chánh Kiến.
- Chân Tri Chước Kiến có 1, tức là Ý Hành Nghiệp Lực ở phần Chánh Kiến.
Thân | Ngữ | 10 Phúc Hành Tông | Ý
|
---|
| Vô tham | Vô sân | Vô si
|
---|
Xả Thí | ✅ | |
|
---|
✅Chánh nghiệp
✅Chánh mạng
(Tránh sát sanh,
trộm cắp,
tà hạnh trong dục)
| ✅Chánh ngữ
✅Chánh mạng
(Tránh nói dối,
nói đâm thọc,
nói ác độc,
nói phiếm luận) | Trì Giới |
|
---|
Tu Tập | | ✅ | ✅
|
---|
Cung Kính | | ✅ | ✅
|
---|
Phụng Hành | | ✅ | ✅
|
---|
Hồi Hướng | ✅ | | ✅
|
---|
| Tùy Hỷ Công Đức | ✅ | | ✅
|
---|
Thính Pháp | | | ✅
|
---|
Thuyết Pháp | ✅ | ✅ | ✅
|
---|
Chân Tri Chước Kiến | | | ✅ |
---|
Nguồn: Tổng hợp Vô Tỷ Pháp - Tập 3 - Quyển 2 (HT Sán Nhiên)
Thập pháp Ba la mật
- Thí (dānaṃ): là đem của cải hoặc Phật pháp mà cho chúng sanh;
- Giới (sīlaṃ): là không phạm điều luật của đức Phật đã răn cấm hoặc gìn giữ thân và khẩu được trong sạch;
- Xuất gia (nekkhammaṃ): là sự đi tìm đạo đức cao thượng hoặc dứt bỏ vợ con, của cải mà đi tu hành;
- Trí tuệ (paññā): là thông suốt tất cả các pháp;
- Tinh tấn (viriyaṃ): là một lòng cố gắng tu hành tấn tới;
- Nhẫn nhục (khantī): là gắng chịu những điều sỉ nhục;
- Chân thật (saccaṃ): là không gian tà, giả dối;
- Quyết định (ādhitthānaṃ): là quyết định không thay đổi chí hướng;
- Nhân từ (mettā): bác ái, hiền lành, mong cho tất cả mọi loài được vui;
- Tâm xả (upekkhā): là không vui, không buồn, thờ ơ, không để ý, có tâm bình đẳng.
|