A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung
www.tudieu.de

Duyên khởi phân tích - theo Kinh


Paṭiccasamuppādavibhaṅgo - Suttantabhājanīyaṃ Duyên khởi phân tích - theo Kinh
225. Avijjāpaccayā saṅkhārā, saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ, viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ, nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ, saḷāyatanapaccayā phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṃ, upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. 255. Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử sầu, khóc, khổ, ưu, ai trợ sanh ra như thế. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
226. Tattha katamā avijjā? Dukkhe aññāṇaṃ, dukkhasamudaye aññāṇaṃ, dukkhanirodhe aññāṇaṃ, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya aññāṇaṃ – ayaṃ vuccati ‘‘avijjā’’. 256. Vô minh trong khi có ra sao? Sự không biết khổ, không biết tập khổ, không biết diệt khổ, không biết tiến hành diệt khổ. Như thế gọi là vô minh.
Tattha katame avijjāpaccayā saṅkhārā? Puññābhisaṅkhāro, apuññābhisaṅkhāro, āneñjābhisaṅkhāro, kāyasaṅkhāro, vacīsaṅkhāro, cittasaṅkhāro. 257. Hành do vô minh trợ đó ra sao? Phước hành, phi phước hành, bất động hành, thân hành, khẩu hành và tâm hành.
Tattha katamo puññābhisaṅkhāro? Kusalā cetanā kāmāvacarā rūpāvacarā dānamayā sīlamayā bhāvanāmayā – ayaṃ vuccati ‘‘puññābhisaṅkhāro’’. Phước hành trong khi có ra sao? Tư thiện thành Dục giới, thành Sắc giới, thành tựu do bố thí, trì giới, tu tiến. Đây gọi là phước hành.
Tattha katamo apuññābhisaṅkhāro? Akusalā cetanā kāmāvacarā – ayaṃ vuccati ‘‘apuññābhisaṅkhāro’’. Phi phước hành trong khi có ra sao? Tư bất thiện thuộc Dục giới. Đây gọi là phi phước hành.
Tattha katamo āneñjābhisaṅkhāro? Kusalā cetanā arūpāvacarā – ayaṃ vuccati ‘‘āneñjābhisaṅkhāro’’. Bất động hành trong khi có ra sao? Tư thiện thuộc Vô sắc giới. Đây gọi là bất động hành.
Tattha katamo kāyasaṅkhāro? Kāyasañcetanā kāyasaṅkhāro, vacīsañcetanā vacīsaṅkhāro, manosañcetanā cittasaṅkhāro. Thân hành trong khi có ra sao? Sự cố quyết điều khiển thân là thân hành, sự cố quyết điều khiển khẩu là khẩu hành, sự cố quyết điều khiển ý là tâm hành.
Ime vuccanti ‘‘avijjāpaccayā saṅkhārā’’. Như thế gọi là hành do vô minh làm duyên trợ.
227. Tattha katamaṃ saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ? Cakkhuviññāṇaṃ, sotaviññāṇaṃ, ghānaviññāṇaṃ, jivhāviññāṇaṃ, kāyaviññāṇaṃ, manoviññāṇaṃ – idaṃ vuccati ‘‘saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ’’. 258. Thức do hành trợ trong khi có ra sao? Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức; như thế gọi là thức do hành trợ.
228. Tattha katamaṃ viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ? Atthi nāmaṃ, atthi rūpaṃ. 259. Danh sắc do thức trợ trong khi có ra sao? Danh một phần và sắc một phần.
Tattha katamaṃ nāmaṃ? Vedanākkhandho, saññākkhandho, saṅkhārakkhandho – idaṃ vuccati ‘‘nāmaṃ’’ . Trong hai phần ấy mà danh đó ra sao? Như là thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý. Đây gọi là danh.
Tattha katamaṃ rūpaṃ? Cattāro mahābhūtā, catunnañca mahābhūtānaṃ upādāya rūpaṃ – idaṃ vuccati ‘‘rūpaṃ’’. Sắc trong khi có ra sao? Như là sắc tứ đại sung và sắc y sinh. Như thế gọi là sắc.
Iti idañca nāmaṃ, idañca rūpaṃ. Idaṃ vuccati ‘‘viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ’’. Danh và sắc như đã nói gọi là danh sắc phát sanh do thức làm duyên.
229. Tattha katamaṃ nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ? Cakkhāyatanaṃ, sotāyatanaṃ, ghānāyatanaṃ, jivhāyatanaṃ, kāyāyatanaṃ, manāyatanaṃ – idaṃ vuccati ‘‘nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ’’. 260. Lục nhập do danh sắc trợ đó ra sao? Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập và ý nhập. Như thế gọi là lục nhập do danh sắc trợ.
230. Tattha katamo saḷāyatanapaccayā phasso? Cakkhusamphasso sotasamphasso ghānasamphasso jivhāsamphasso kāyasamphasso manosamphasso – ayaṃ vuccati ‘‘saḷāyatanapaccayā phasso’’. 261. Xúc do lục nhập trợ trong khi có ra sao? Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc. Như thế gọi là xúc sanh ra do lục nhập trợ.
231. Tattha katamā phassapaccayā vedanā? Cakkhusamphassajā vedanā, sotasamphassajā vedanā, ghānasamphassajā vedanā, jivhāsamphassajā vedanā, kāyasamphassajā vedanā, manosamphassajā vedanā – ayaṃ vuccati ‘‘phassapaccayā vedanā’’. 262. Thọ do xúc trợ đó ra sao? Thọ nhãn xúc, thọ nhĩ xúc, thọ tỷ xúc, thọ thiệt xúc, thọ thân xúc, thọ ý xúc. Thế gọi là thọ do xúc làm duyên.
232. Tattha katamā vedanāpaccayā taṇhā? Rūpataṇhā, saddataṇhā, gandhataṇhā, rasataṇhā, phoṭṭhabbataṇhā, dhammataṇhā – ayaṃ vuccati ‘‘vedanāpaccayā taṇhā’’. 263. Ái do thọ trợ trong khi có ra sao? Sắc ái, thinh ái, khí ái, vị ái, xúc ái và pháp ái. Như thế gọi là ái do thọ trợ.
233. Tattha katamaṃ taṇhāpaccayā upādānaṃ? Kāmupādānaṃ, diṭṭhupādānaṃ, sīlabbatupādānaṃ, attavādupādānaṃ – idaṃ vuccati ‘‘taṇhāpaccayā upādānaṃ’’. 264. Thủ do ái trợ đó ra sao? Dục thủ, tà kiến thủ, giới cấm thủ và ngã chấp thủ. Thế gọi là thủ do ái trợ.
234. Tattha katamo upādānapaccayā bhavo? Bhavo duvidhena – atthi kammabhavo, atthi upapattibhavo. 265. Hữu do thủ trợ trong khi có ra sao? Hữu có 2: Một là nghiệp hữu (kammabhava), hai là sanh hữu (uppattibhava).
Tattha katamo kammabhavo? Puññābhisaṅkhāro, apuññābhisaṅkhāro, āneñjābhisaṅkhāro – ayaṃ vuccati ‘‘kammabhavo’’. Sabbampi bhavagāmikammaṃ kammabhavo. Nghiệp hữu trong khi có đó ra sao? Phước hành, phi phước hành, bất động hành. Thế gọi là nghiệp hữu. Nghiệp mà làm nhân đưa đến tất cả hữu (bhava), như thế gọi là nghiệp hữu.
Tattha katamo upapattibhavo? Kāmabhavo, rūpabhavo, arūpabhavo, saññābhavo, asaññābhavo, nevasaññānāsaññābhavo, ekavokārabhavo, catuvokārabhavo, pañcavokārabhavo – ayaṃ vuccati ‘‘upapattibhavo’’. Sanh hữu trong khi có ra sao? Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu, tưởng hữu, vô tưởng hữu, phi tưởng phi phi tưởng hữu, nhất uẩn hữu, tứ uẩn hữu và ngũ uẩn hữu. Thế gọi là sanh hữu.
Iti ayañca kammabhavo, ayañca upapattibhavo. Ayaṃ vuccati ‘‘upādānapaccayā bhavo’’. Nghiệp hữu và sanh hữu như đã kể, thế gọi là hữu sanh ra do thủ làm duyên.
235. Tattha katamā bhavapaccayā jāti? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jāti sañjāti okkanti abhinibbatti, khandhānaṃ pātubhāvo , āyatanānaṃ paṭilābho – ayaṃ vuccati ‘‘bhavapaccayā jāti’’. 266. Sanh do hữu trợ đó ra sao? Sự sanh, cách sanh đầy đủ, sự quân sanh, sự tạm sanh, sự biệt sanh, cách phát ra của uẩn, sự hiện đặng của nhập trong mỗi chúng sanh, của những chúng sanh ấy. Dù thế nào đều gọi là sanh có ra do hữu làm duyên.
236. Tattha katamaṃ jātipaccayā jarāmaraṇaṃ? Atthi jarā, atthi maraṇaṃ. Tattha katamā jarā? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jarā jīraṇatā khaṇḍiccaṃ pāliccaṃ valittacatā āyuno saṃhāni indriyānaṃ paripāko – ayaṃ vuccati ‘‘jarā’’. 267. Lão tử do sanh trợ đó ra sao? Lão và tử, mà lão đó trong khi có ra sao? Sự già cả, cách già cả, sự răng rụng, cách tóc bạc, sự da nhăn, sự giảm thọ, cách chín mùi của mạng sống trong những chúng sanh ấy, của mỗi chúng sanh ấy. Như thế gọi là lão.
Tattha katamaṃ maraṇaṃ? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhā tamhā sattanikāyā cuti cavanatā bhedo antaradhānaṃ maccu maraṇaṃ kālakiriyā [kālaṃkiriyā (ka.)] khandhānaṃ bhedo kaḷevarassa nikkhepo jīvitindriyassupacchedo – idaṃ vuccati ‘‘maraṇaṃ’’. Iti ayañca jarā, idañca maraṇaṃ. Idaṃ vuccati ‘‘jātipaccayā jarāmaraṇaṃ’’. Tử trong khi có ra sao? Cách biến đổi, sự thay đổi, sự hư hoại, sự mất đi, sự thác, sự chết, sự quá vãng, sự tan rã ngũ uẩn, sự bỏ xác, cách mạng quyền đứt xa lìa trong những chúng sanh, của mỗi chúng sanh đó. Như thế gọi là tử. Lão và tử như đã nói đó, gọi là lão tử có ra do sanh làm duyên.
237. Tattha katamo soko? Ñātibyasanena vā phuṭṭhassa, bhogabyasanena vā phuṭṭhassa, rogabyasanena vā phuṭṭhassa, sīlabyasanena vā phuṭṭhassa, diṭṭhibyasanena vā phuṭṭhassa, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa, aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa soko socanā socitattaṃ antosoko antoparisoko cetaso parijjhāyanā domanassaṃ sokasallaṃ – ayaṃ vuccati ‘‘soko’’. 268. Sầu trong khi có ra sao? Sự buồn bực, thái độ buồn bực, trạng thái buồn bực, sự sầu não, sự đốt lòng, sự buồn xo, sự khổ, cách héo bên trong của những người khi gặp thân tộc điêu tàn, hoặc tài sản điêu tàn, tật bệnh điêu tàn, giới điêu tàn, tri kiến điêu tàn, dù cho gặp một cách nào hay bị một nhân khổ nào như thế. Đây gọi là sầu (soka).
238. Tattha katamo paridevo? Ñātibyasanena vā phuṭṭhassa, bhogabyasanena vā phuṭṭhassa , rogabyasanena vā phuṭṭhassa, sīlabyasanena vā phuṭṭhassa, diṭṭhibyasanena vā phuṭṭhassa, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa, aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa ādevo paridevo ādevanā paridevanā ādevitattaṃ paridevitattaṃ vācā palāpo vippalāpo lālappo lālappanā lālappitattaṃ – ayaṃ vuccati paridevo’’. 269. Khóc đó ra sao? Sự khóc lóc, sự khóc than, thái độ khóc, thái độ than khóc, trạng thái khóc, trạng thái khóc than, sự kêu oan, sự khóc kể, sự thút thít, sự ấm ức, thái độ ấm ức, trạng thái tức tưởi của người gặp lúc thân tộc điêu tàn, hoặc tài sản điêu tàn, tật bệnh điêu tàn, giới điêu tàn, tri kiến điêu tàn, dù gặp một cách nào hay bị một nhân khổ nào. Như thế gọi là khóc (parideva).
239. Tattha katamaṃ dukkhaṃ? Yaṃ kāyikaṃ asātaṃ kāyikaṃ dukkhaṃ kāyasamphassajaṃ asātaṃ dukkhaṃ vedayitaṃ kāyasamphassajā asātā dukkhā vedanā – idaṃ vuccati ‘‘dukkhaṃ’’. 270. Khổ trong khi có ra sao? Sự không vui thích thân, sự hưởng cảnh không thích hợp thành khổ sanh từ thân xúc, thái độ hưởng cảnh không vui sướng thành khổ sanh từ thân xúc. Như thế gọi là khổ.
240. Tattha katamaṃ domanassaṃ? Yaṃ cetasikaṃ asātaṃ, cetasikaṃ dukkhaṃ, cetosamphassajaṃ asātaṃ dukkhaṃ vedayitaṃ, cetosamphassajā asātā dukkhā vedanā – idaṃ vuccati ‘‘domanassaṃ’’. 271. Ưu trong khi có ra sao? Sự không vui tâm, sự khổ tâm, sự hưởng cảnh không vui vẻ thành khổ sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh không vui vẻ thành khổ sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh không vui vẻ thành khổ tâm sanh từ ý xúc. Như thế gọi là ưu (domanassa).
241. Tattha katamo upāyāso? Ñātibyasanena vā phuṭṭhassa, bhogabyasanena vā phuṭṭhassa, rogabyasanena vā phuṭṭhassa, sīlabyasanena vā phuṭṭhassa, diṭṭhibyasanena vā phuṭṭhassa, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa, aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa āyāso upāyāso āyāsitattaṃ upāyāsitattaṃ – ayaṃ vuccati ‘‘upāyāso’’. 272. Ai trong khi có ra sao? Sự thương tâm, cách thương thảm, trạng thái thương tiếc, cách thương tiếc của người khi gặp thân tộc điêu tàn, tài sản điêu tàn, tật bệnh điêu tàn, giới điêu tàn, tri kiến điêu tàn, dù gặp một cách nào hay bị một nhân khổ nào. Như thế gọi là ai (upāyāsa).
242. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hotīti, evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa saṅgati hoti, samāgamo hoti, samodhānaṃ hoti, pātubhāvo hoti. Tena vuccati ‘‘evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hotī’’ti. 273. Nói rằng sự phát sanh lên của tất cả khổ ấy vẫn có như thế tức là sự đồng khứ, sự đồng lai, sự hội hiệp, sự hiện hành của tất cả khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế, do nhân ấy mới gọi là sự phát sanh của tất cả khối khổ vẫn có ra bằng cách như thế.
Suttantabhājanīyaṃ.Dứt Phân theo Kinh

Kinh Phân biệt
Duyên khởi phân tích - theo Kinh
Duyên khởi phân tích - theo Vi Diệu Pháp

Duyên khởi - Mục lục tổng quát


A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung

© www.tudieu.de