A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung
www.tudieu.de

← Duyên Khởi

7. Thọ duyên ái ← 8. Ái duyên thủ → 9. Thủ duyên hữu


8. Ái duyên thủ
(taṇhā paccayā upādānaṃ)

(thuộc thời hiện tại)

Ái (taṇhā) trợ duyên cho thủ (upādānaṃ) sanh, hay nói cách khác, ‘thủ’ sanh là do nương vào ‘ái’. (Vibh.264)

Ái (taṇhā) ở đây chỉ cho 6 loại ái trên 6 cảnh – đó là ái sắc (rūpa taṇhā), ái thinh (sadda taṇhā), ái khí (gandha taṇhā), ái vị (rasa taṇhā), ái xúc (phoṭṭhabba taṇhā), ái pháp (dhamma taṇhā) hay nó có thể được thực hiện như 108 cách ái như đã mô tả trong pháp liên quan tương sinh thứ bảy.

Thủ (upādāna) đại diện cho 4 loại thủ - tức là:

  1. dục thủ (kāmupādāna),
  2. tà kiến thủ (diṭṭhupādāna),
  3. giới cấm thủ (sīlabbatupādāna) và
  4. ngã chấp thủ (attavādupādāna).
(Xem → Tứ Thủ)

Trước tiên, chúng ta xem xét sự sanh của dục thủ (kāmupādāna) là quả của ái (taṇhā). Dục thủ (kāmupādāna) là sự khao khát mạnh mẽ hay thủ, bám dai dẳng vào 5 cảnh và về cơ bản nó là tham (lobha) hiện diện trong 8 tâm căn tham (lobha mūla citta).

Do đó, chúng ta thấy rằng cả hai nhân (là ái-taṇhā) và quả (là dục thủ-kāmupādāna) lần lượt đại diện cho tham (lobha). Tham có thể thành nhân cũng như quả ra sao?

Phần giải thích có 4:
  1. Ái (taṇhā) thì yếu hơn dục thủ (kāmupādāna) về cường độ. Khi chúng ta thấy một cảnh dục lạc, sự mong mỏi yếu ớt ban đầu đối với cảnh là ái (taṇhā). Khi tham tăng cao, nó được phát triển bằng cách ‘xúc’ cảnh lặp đi lặp lại, được gọi là dục thủ (kāmupādāna).
  2. Những nhà chú giải khác có nhận định rằng sự khao khát đạt một cảnh là ái (taṇhā) và sự dính mắc mạnh mẽ hay đeo đuổi (upādāna) cảnh sau khi bắt cảnh, đó là dục thủ (kāmupādāna).
  3. Hơn nữa, ái (taṇhā) là pháp đối lập với thiểu dục, thanh đạm (appicchatā) tức sự giản dị, không cầu kỳ, trong khi dục thủ (kāmupādāna) thì đối lập với sự vừa lòng, tri túc, mãn nguyện (santuṭṭhitā).
  4. Ái (taṇhā) là nhân của khổ, gặp khi đạt được sự giàu có, trong khi dục thủ (kāmupādāna) là nhân của khổ, gặp khi bảo vệ sự giàu có.

Do đó, nói một cách thích hợp rằng dục thủ (kāmupādāna) sanh là quả của ái (taṇhā).

Chúng ta phải giải thích thêm làm thế nào 3 thủ còn lại sanh là quả của ái (taṇhā). Những pháp thủ này là tà kiến thủ (diṭṭhuupādāna) là bám chặt vào nhận định sai, giới cấm thủ (sīlabbatupādāna) là bám chặt vào tà giới như hành theo hạnh bò và chó và ngã chấp thủ (attavādupādāna) là bám chặt vào thuyết bản ngã (atta) hay linh hồn.

Bám chặt vào thuyết bản ngã (atta) hay cái tôi hiện hữu là đồng nghĩa với thân kiến (sakkāyadiṭṭhi) tức sự bám chặt về bản thân, cho năm uẩn là một ‘chúng sanh’ hay là ‘ta’. Niềm tin này rõ ràng là hậu quả của ái (taṇhā) về tự ngã. Với những ai hành theo hạnh bò và chó hay những cách thực hành vô ích khác như là ngủ trên gai, thực hành như vậy để cải thiện tự ngã của họ ra khỏi sự dính mắc vào tự thân.

Do đó, theo pháp liên quan tương sinh ái (taṇhā) trợ cho thủ (upādānaṃ) sanh được chứng minh.
 


 

7. Thọ duyên ái ← 8. Ái duyên thủ → 9. Thủ duyên hữu

← Mục lục Duyên Khởi

Nguồn: Vô Tỷ Pháp Tập Yếu - TL Tịnh Sự (ed.2019)


A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung

© www.tudieu.de