Tử sinh luân hồi trong 31 cõi Theo: nentangphatgiao.com Tử là chết, kiếp-hiện-tại diệt, sinh là tái-sinh, kiếp- sau sinh, hay kiếp-hiện-tại diệt (chết), kiếp-sau sinh liền với nhau không có khoảng cách thời gian chờ đợi. Và cứ tiếp tục kiếp-hiện-tại diệt (chết), kiếp-sau sinh như vậy, gọi là tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Ba Giới là dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới.
Như vậy, tam-giới gồm có 31 cõi là nơi tạm trú của tất cả chúng-sinh. Cõi dục-giớicó 11 cõi chia ra 2 cõi-giới:
Gồm 2 tâm quan sát, 8 tâm đại quả, 5 tâm quả sắc giới, 4 tâm quả vô sắc giới. Cõi sắc-giớicó 16 cõi.Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng chứng đắc đến 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 sắc-giới thiện-nghiệp. Hành-giả sau khi chết, chắc chắn 5 sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tương xứng là 5 sắc-giới quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca) trong 16 tầng trời trong cõi sắc-giới phạm-thiên, tuỳ theo năng-lực của mỗi sắc-giới quả-tâm trong mỗi cõi sắc-giới phạm-thiên như sau:
Cõi vô-sắc-giớicó 4 cõi.Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng chứng đắc đến 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm có 4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp. Hành-giả sau khi chết, chắc chắn 4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tương xứng là 4 vô-sắc-giới quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca) trong 4 cõi trời vô-sắc-giới phạm-thiên, chư phạm-thiên trong cõi vô-sắc-giới phạm-thiên chỉ có 4 danh-uẩn mà thôi, không có sắc-uẩn, nghĩa là chư phạm-thiên chỉ có tâm mà thôi, không có thân. Chư phạm-thiên sinh cõi nào tuỳ theo năng-lực của mỗi vô-sắc-giới quả-tâm trong mỗi cõi trời vô-sắc-giới phạm-thiên như sau:
Chư Phạm-Thiên Tử Sinh Luân HồiChư phạm-thiên còn là phàm-nhân (chưa phải là bậc Thánh-nhân) sinh trong cõi trời sắc-giới phạm-thiên nào hoặc cõi trời vô-sắc-giới phạm-thiên nào, có tuổi thọ sông lâu bao nhiêu đi nữa, đến khi hết tuổi thọ trong cõi trời ấy, đều phải chết, rồi tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới khác tuỳ theo thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau.Bốn loài chúng sinh Tất cả chúng sinh chia ra 4 loài:
Chúng-sinh hễ còn có vô-minh như người mù, có tham-ái như những sợi dây cột siết vào cổ, thì nghiệp như người dẫn dắt tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài. Chúng-sinh sinh làm loài nào, trong cõi nào, hoàn toàn chỉ tùy thuộc vào nghiệp và quả của nghiệp của chúng-sinh ấy mà thôi. * Chúng-sinh nào ngay sau khi chết, nếu bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau thì liền sinh trong 4 cõi ác-giới là cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, không có thời gian khoảng cách chờ đợi, bị sinh trong cõi ác-giới nào, hoàn toàn do quả ác-nghiệp của chúng sinh ấy, rồi chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới ấy. * Chúng-sinh nào ngay sau khi chết, nếu dục-giới đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau thì liền sinh trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới, không có thời gian khoảng cách chờ đợi, được sinh cõi thiện-giới nào, hoàn toàn do quả dục-giới đại-thiện-nghiệp của chúng sinh ấy, rồi hưởng quả an-lạc của dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy cho đến khi hết tuổi thọ trong cõi thiện-giới ấy, mới tái-sinh kiếp sau trong cõi khác. * Đối với những chúng-sinh còn là phàm-nhân còn đầy đủ mọi tham-ái, mọi phiền-não thì tử sinh luân hồi vẫn còn tiếp tục không có hạn định bao nhiêu kiếp nữa. * Đối với bậc Thánh-nhân đã diệt-đoạn-tuyệt được tham-ái, phiền-não, nên hạn chế được kiếp tái-sinh theo mỗi bậc Thánh-nhân như sau: * Bậc Thánh-Nhập-lưu đã diệt-đoạn-tuyệt được 2 loại phiền-não là tà-kiến và hoài-nghi, nên vĩnh viễn không còn tái-sinh trong 4 cõi ác-giới, chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-dục-giới là cõi người hoặc cõi trời dục-giới, nhiều nhất là 7 kiếp nữa mà thôi. Đến kiếp thứ 7, bậc Thánh-Nhập-lưu ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài. * Bậc Thánh-Nhất-lai đã diệt-đoạn-tuyệt được 1 loại phiền-não là sân loại thô, nên chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-dục-giới một kiếp nữa mà thôi. Trong kiếp ấy, bậc Thánh-Nhất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới. * Bậc Thánh-Bất-lai đã diệt-đoạn-tuyệt được 1 loại phiền-não là sân loại vi-tế, nên không còn tái-sinh trở lại cõi dục-giới, mà chỉ còn tái-sinh kiếp sau làm vị phạm-thiên trên cõi trời cõi trời sắc-giới phạm-thiên, chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới. * Bậc Thánh-A-ra-hán đã diệt-đoạn-tuyệt được 7 loại phiền-não còn lại là tham, si, ngã-mạn, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi không còn dư sót, nên ngay kiếp-hiện-tại, đến khi hết tuổi thọ, đồng thời tịch diệt Niết-bàn, giải- thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới. * Khi bậc Thánh-A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn, đồng thời tất cả mọi thiện-nghiệp và mọi bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp), đã từng được lưu-trữ từ vô-thủy trải qua vô số kiếp cho đến kiếp-hiện-tại trước khi trở thành bậc Thánh Arahán, tất cả mọi nghiệp ấy đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma), không còn có khả năng cho quả được nữa. Những Trường Hợp Tử Và Tái-SinhVấn: Một chúng-sinh nào đầu thai trong bụng mẹ (là người hoặc loài thú), nếu chúng-sinh ấy bị chết trong bụng mẹ do một nguyên nhân nào đó, thì nghiệp nào cho quả tái-sinh kiếp sau?Đáp: Chúng-sinh bị chết trong bụng mẹ (là người hoặc loài thú) nghĩa là trong kiếp-hiện-tại, chúng-sinh ấy chưa tạo nghiệp. Như vậy, sau khi chúng-sinh ấy chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp hoặc bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) mà chúng-sinh ấy đã từng tạo trong những kiếp-quá-khứ cho quả tái-sinh kiếp sau. – Nếu dục-giới đại-thiện-nghiệp nào có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau thì sinh làm người trong cõi người, hoặc sinh làm chư-thiên trong 6 cõi trời dục-giới, tùy theo năng-lực quả của dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy mà chúng-sinh ấy đã từng tạo trong những kiếp-quá-khứ. – Nếu bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) nào có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau thì sinh 1 trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), tùy theo năng-lực quả của bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) ấy mà chúng-sinh ấy đã từng tạo trong những kiếp-quá-khứ. Vấn: Thiên-nam hoặc thiên-nữ ở trong cõi trời dục-giới, sau khi chết từ cõi trời ấy rồi sẽ tái-sinh kiếp sau như thế nào? Đáp: Vị thiên-nam hoặc thiên-nữ nào ở 1 trong 6 cõi trời dục-giới, đến khi hết tuổi thọ (chết) trong cõi trời ấy, phải tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới khác tuỳ theo quả của nghiệp mà vị thiên-nam hoặc thiên-nữ ấy đã tạo trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ như sau: – Nếu có dục-giới đại-thiện-nghiệp nào có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau thì hoá-sinh làm vị thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời cũ, hoặc cõi trời cao hơn hoặc thấp hơn, tuỳ theo năng-lực quả của dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy. Hoặc đầu-thai sinh làm người-nam hoặc người nữ trong cõi người. – Nếu có ác-nghiệp nào có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau thì sinh trong 1 trong 4 cõi ác-giới là địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, bị sinh trong cõi nào tuỳ theo quả của ác-nghiệp ấy. Vấn: Vị phạm-thiên sinh trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên, hoặc tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, đến khi hết tuổi thọ (chết) tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên, hoặc vô-sắc-giới phạm-thiên, thì tái-sinh kiếp sau như thế nào? Đáp: Vị phạm-thiên nào sinh trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên, hoặc tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, đến khi hết tuổi thọ (chết) trong tầng trời ầy, phải tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới khác tuỳ theo quả của nghiệp mà vị phạm-thiên ấy đã tạo trong kiếp-hiện-tại hoặc trong những kiếp quá-khứ như sau: – Nếu vị phạm-thiên nào sinh trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên nào hưởng quả của bậc thiền cũ (kiếp trước) đồng thời thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc được bậc thiền mới (kiếp-hiện-tại) ngang bằng, hoặc thấp, hoặc cao hơn bậc thiền cũ, thì vị phạm-thiên ấy sau khi chết tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, bậc thiền mới là sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên cũ, hoặc tầng trời sắc-giới phạm-thiên thấp hơn, hoặc tầng trời sắc-giới phạm-thiên cao hơn (tầng trời cũ) tùy theo quả của bậc thiền mới của vị phạm-thiên ấy. – Nếu vị phạm-thiên nào sinh trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên nào chỉ hưởng quả của bậc thiền cũ (kiếp trước) mà không thực-hành pháp-hành thiền-định, thì vị phạm-thiên ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp nào trong những kiếp-quá-khứ kể từ kiếp thứ 3 về trước cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-dục-giới là cõi người hoặc cõi trời dục-giới, tuỳ theo quả của dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy. * Vị phạm-thiên sinh trong tầng trời Vô-tưởng-thiên, vị phạm-thiên ấy chỉ có sắc-uẩn (thân) trong oai nghi ngồi, hoặc nằm hoặc đứng mà thôi, không có 4 danh-uẩn (tâm), đến khi hết tuổi thọ 500 đại-kiếp trái đất (chết), vị phạm-thiên sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp đã từng tạo trong kiếp quá-khứ kể từ kiếp thứ 3 [2] trở về trước cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-dục-giới là cõi người hoặc cõi trời dục-giới. * Trong 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, chư phạm thiên chỉ có 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn và thức-uẩn) có tâm mà thôi, không có sắc-uẩn (không có thân). Vị phạm-thiên sinh trong 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên từ thấp cho đến cao tột đỉnh có tuổi thọ, thời gian kể bằng đại-kiếp trái đất (không thể đếm bằng số) lâu dài khác nhau tùy theo mỗi tầng trời, nhưng đến khi vị phạm-thiên ấy hết tuổi thọ (chết) trong tầng trời ấy, phải tái-sinh kiếp sau như sau: – Vị Phạm-thiên ở tầng trời Không-vô-biên-xứ-thiên, tầng trời Thức-vô-biên-xứ-thiên và tầng trời Vô-sở-hữu- xứ-thiên hưởng quả của bậc thiền cũ (kiếp trước), đồng thời thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng chứng đắc bậc thiền mới (kiếp-hiện-tại) ngang bằng với bậc thiền cũ hoặc cao hơn bậc thiền cũ, mà không thể chứng đắc bậc thiền thấp hơn bậc thiền cũ (vì không có đối- tượng thiền-định). Sau khi vị phạm-thiên ấy chết, bậc thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong tầng trời vô-sắc-giới cũ hoặc tầng trời vô-sắc-giới cao hơn. – Vị phạm-thiên ở trong tầng trời vô-sắc-giới tột đỉnh là tầng trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên có tuổi thọ 84.000 đại-kiếp trái đất, lâu dài nhất, nhưng đến khi hết tuổi thọ (chết) cũng phải tái-sinh kiếp sau. Nếu vị phạm-thiên đang hưởng quả trong tầng trời tột đỉnh này, có khả năng thực-hành pháp-hành thiền-định, thì chỉ có thể chứng đắc bậc thiền ngang bằng với bậc thiền cũ là bậc thiền phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-nghiệp mà thôi, không thể chứng đắc bậc thiền thấp hơn, còn bậc thiền cao hơn bậc thiền cũ thì không có, bởi vì, bậc thiền phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-nghiệp là bậc thiền tột đỉnh trong tam giới. Khi vị phạm-thiên ấy sau khi chết, thì chỉ có bậc thiền phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau hoá-sinh trở lại tầng trời vô sắc cũ tột đỉnh ấy mà thôi. Nếu vị phạm-thiên trong cõi vô-sắc-giới tột đỉnh này chỉ hưởng quả của bậc thiền vô-sắc-giới cũ (kiếp trước) mà không thực-hành pháp-hành thiền-định thì vị phạm-thiên ấy sau khi chết, chỉ có dục-giới đại thiện-nghiệp mà vị phạm-thiên ấy đã từng tạo trong những kiếp-quá-khứ, cho quả tái-sinh xuống cõi thiện-dục-giới là cõi người hoặc cõi trời dục-giới mà thôi. Tóm lại, tam-giới gồm có 31 cõi chỉ là chỗ tạm-trú của tất cả mọi chúng sinh mà thôi, không có chúng sinh nào gọi là thường-trú trong cõi nào cả. Ngoại trừ bậc Thánh-A-ra-hán ra, còn lại tất cả mọi chúng sinh nói chung, và mỗi chúng-sinh nói riêng, trong vòng tử sinh luân hồi, sinh rồi tử, tử rồi lại tái-sinh do nghiệp và quả của nghiệp chi phối trong ba giới bốn loài. Điều đáng kinh sợ nhất là trong vòng tử sinh luân hồi của mỗi chúng-sinh còn có vô-minh như người mù và tham-ái như sợi dây cột siết cổ, nghiệp như người dẫn dắt luẩn quẩn vòng tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, chắc chắn khó mà tránh khỏi 4 cõi ác-giới là địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh. Đức-Phật thường nhắc nhở, khuyên dạy các hàng thanh-văn đệ-tử không nên dể duôi (thất niệm), bởi vì sinh làm người thật là khó và rất ít, còn sinh trong 4 cõi ác-giới thì rất nhiều, như trong kinh Nakhasikhasutta [3] được tóm lược như sau: Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh-thành Sāvatthī. Khi ấy Đức-Thế-Tôn lấy một ít hạt đất để trên đầu móng tay, rồi truyền hỏi chư tỳ-khưu rằng: * Trong phần chú-giải bài kinh này giảng giải rằng: Số người sau khi chết tại cõi người, rồi dục-giới đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người thật là quá ít, không đáng kể, như đất trên đầu mong tay của Đức-Phật. Còn số người sau khi chết tại cõi người, rồi ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới là địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh thật là quá nhiều, không sao kể xiết được, như đất trong quả địa cầu. Kiếp này, chúng ta được sinh làm người đó là điều diễm phúc lớn, còn được gặp Phật-giáo đó là điều vô cùng diễm phúc lớn hơn nữa, chúng ta không nên dể duôi (thất niệm), nếu chúng ta có khả năng nên cố gắng tinh-tấn taọ mọi thiện-nghiệp theo khả năng của mình, từ 8 dục-giới thiện-nghiệp, 5 sắc-giới thiện-nghiệp, 4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp, cho đến 4 siêu-tam-giới thiện-nghiệp, đó là tác-ý đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm. Mỗi người ai cũng có quyền chủ động tự lựa chọn nên tạo thiện-nghiệp nào tuỳ theo khả năng của mình hoặc tạo ác-nghiệp nào; nếu khi đã tạo nghiệp nào rồi thì nghiệp ấy chỉ thuộc về của riêng mình mà thôi, hoàn toàn không phải là của chung với ai, không liên quan với người khác, chúng sinh khác. Nếu khi nghiệp nào có cơ-hội cho quả thì mỗi người là hoàn toàn bị động, không có quyền khước-từ quả của nghiệp ấy được, nghĩa là mỗi người không có quyền lựa chọn quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp, cũng không có quyền khước từ quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp mà mình đã tạo, mà mỗi người chỉ có bổn phận chấp nhận quả của nghiệp ấy của mình mà thôi, như người thừa kế quả của nghiệp. Tuy nhiên, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp hoặc quả khổ của ác-nghiệp không chỉ riêng có chủ-nhân của nghiệp là người trực-tiếp thừa kế quả của nghiệp ấy, mà còn gián-tiếp liên quan đến người khác, chúng sinh khác thân cận gần gũi với chủ-nhân của nghiệp nữa. Tất cả mọi chúng sinh nói chung, mỗi người nói riêng trong vòng tử sinh luân hồi từ vô thủy trải qua vô số kiếp, cho đến kiếp-hiện-tại này, ta đã từng tạo vô số loại thiện-nghiệp và cũng đã từng tạo vô số bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) dù nhẹ dù nặng đều được lưu-trữ ở trong tâm. Nếu khi đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc thì ta hoan-hỷ thừa hưởng quả tốt của đại-thiện-nghiệp ấy của ta. Nếu khi bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) có cơ-hội cho quả xấu, quả khổ thì ta cũng phải biết nhẫn-nại chịu đựng chấp nhận quả khổ của ác-nghiệp của ta, mà không nên trách cứ đến một ai cả, bởi vì đó chỉ là quả của ác-nghiệp của ta mà thôi. 1.1- Janakakamma: Sinh-quả-nghiệp là nghiệp có phận-sự cho quả trong thời kỳ tái-sinh (paṭisandhikāla) và cho quả trong thời kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp-hiện-hữu. (Xong Janakakamma: Sinh-quả-nghiệp) [1] A-tăng-kỳ là đơn vị số lượng số 1 đứng trước 140 số không 0. 1. Vivaṭṭathāyī saṅkhyeyyakappa: A-tăng-kỳ kiếp trụ của trái đất. 2. Đại-kiếp (mahākappa): Trải qua 4 a-tăng-kỳ thành, trụ, hoại, không của kiếp trái đất. → xem thêm bài Kappa [2] Vị phạm-thiên kiếp-hiện-tại trong tầng trời Vô-tưởng-thiên là kiếp thứ nhất, kiếp trước chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới đã cho quả là kiếp thứ nhì. Dục-giới đại-thiện-nghiệp được kể từ kiếp thứ 3 trở về trước quá-khứ. [3] Bộ Sam. Nidānavagga, Opammasamyutta, kinh Nakhasikhasutta |