A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung
www.tudieu.de
  1. 62 Tà Kiến
  2. Diṭṭhikatthā
  3. Hữu Kiến & Phi Hữu Kiến
  4. Ngụy Biện Vô Tận
  5. Tà Kiến
  6. Thân kiến
  7. Thập tướng vô kiến
Ghi âm audio:
  1. Khoái Lạc Kiến
  2. Tùy Ngã Kiến
  3. Tà Kiến

Kiến
diṭṭhi

16 loại Kiến

Hữu Kiến & Phi Hữu Kiến

Hữu Kiến & Phi Hữu Kiến

Phân Tích Đạo (tập 1)

Cố chấp vào sự nắm giữ lại là hữu kiến, cố chấp vào sự vượt quá là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 35 biểu hiện do khoái lạc kiến có bao nhiêu là hữu kiến, có bao nhiêu là phi hữu kiến? Sự cố chấp với 20 biểu hiện do tùy ngã kiến có bao nhiêu là hữu kiến, có bao nhiêu là phi hữu kiến? ...(như trên)... Sự cố chấp với 8 biểu hiện do kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới có bao nhiêu là hữu kiến, có bao nhiêu là phi hữu kiến?

Sự cố chấp với 35 biểu hiện do khoái lạc kiến có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 20 biểu hiện do tùy ngã kiến có 15 là hữu kiến, có 5 là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 10 biểu hiện do tà kiến có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 20 biểu hiện do thân kiến có 15 là hữu kiến, có 5 là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 15 biểu hiện do thường kiến lấy thân làm nền tảng có tất cả đều là hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do đoạn kiến lấy thân làm nền tảng có tất cả đều là phi hữu kiến.

Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn’ có tất cả đều là hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Thế giới là không thường còn’ có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Thế giới là có giới hạn’ có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do ‘Thế giới là không có giới hạn’ có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy’ có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Mạng sống khác, thân thể khác’ có tất cả đều là hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có tất cả đều là hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến.

Sự cố chấp với 18 biểu hiện do quá khứ hữu biên kiến có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 44 biểu hiện do vị lai hữu biên kiến có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 18 biểu hiện do kiến có sự ràng buộc có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 18 biểu hiện do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi’ có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 18 biểu hiện do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi’ có tất cả đều là hữu kiến.

Sự cố chấp với 20 biểu hiện do kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã có 15 là hữu kiến, có 5 là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 8 biểu hiện do kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến.

Tất cả các kiến ấy là khoái lạc kiến. Tất cả các kiến ấy là tùy ngã kiến. Tất cả các kiến ấy là tà kiến. Tất cả các kiến ấy là thân kiến. Tất cả các kiến ấy là hữu biên kiến. Tất cả các kiến ấy là kiến có sự ràng buộc. Tất cả các kiến ấy là kiến có liên quan đến luận thuyết về tự ngã.

Kiến về sự hiện hữu
và kiến về phi hữu,
luận lý đều nương tựa
ở cả hai điều này,
ở tại thế giới này
có tưởng bị sai lệch
không có trí biết được
sự diệt tận của chúng.


Này các tỳ khưu, chư thiên và nhân loại bị xâm nhập bởi hai loại thiên kiến (hữu và phi hữu), một số nắm giữ lại, một số vượt quá, và những người có mắt nhìn thấy.

Và này các tỳ khưu, một số nắm giữ lại là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, có chư thiên và nhân loại ưa thích hữu, khoái lạc trong hữu, hoan hỷ trong hữu. Khi Giáo Pháp về sự diệt tận của hữu đang được thuyết giảng đến họ, tâm của họ không tiếp thu, không đặt niềm tin, không an trú, không xác quyết. Này các tỳ khưu, một số nắm giữ lại là (có ý nghĩa) như vậy.

Và này các tỳ khưu, một số vượt quá là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, tuy nhiên có một số (chư thiên và nhân loại) trong khi chịu khổ sở, trong khi bị hổ thẹn, trong khi ghê tởm đối với hữu, họ thích thú phi hữu: “Này quý vị, nghe rằng tự ngã này, do sự tan rã của thân, bị phân hoại, bị diệt vong, không có đời sống khác sau khi chết; điều này là tịch tịnh, điều này là tuyệt vời, điều này là hiển nhiên.” Này các tỳ khưu, một số vượt quá là (có ý nghĩa) như thế.

Và này các tỳ khưu, những ngưòi có mắt nhìn thấy là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu nhìn thấy hiện hữu là hiện hữu. Sau khi nhìn thấy hiện hữu là hiện hữu, vị ấy đạt đến sự nhàm chán, sự ly tham ái, sự tịch diệt đối với hữu. Này các tỳ khưu, những ngưòi có mắt nhìn thấy là (có ý nghĩa) như thế.

Sau khi nhìn thấy được
hiện hữu là hiện hữu
cùng với sự vượt qua
đối với điều hiện hữu,
người nào xác quyết được
đúng theo bản thể thật
(người ấy) thời đoạn tận
tham ái đối với hữu.
Vị ấy biết toàn diện
đối với điều hiện hữu
có ái được xa lìa
khỏi hữu và phi hữu,
do phi hữu của hữu
vị tỳ khưu (như thế)
thời không còn đi đến
sự tái sanh lần nữa.


Tâm Quả siêu thế

Tâm Quả siêu thế (lokuttaraphalacitta) có 4:
  1. tâm Quả thất lai (sotāpattiphalacitta).
  2. tâm Quả nhất lai (sakadagāmiphalacitta).
  3. tâm Quả bất Lai (anāgāmiphalacitta).
  4. tâm Quả vô sanh (arahattaphalacitta).
Bốn bực quả danh nghĩa như 4 bực đạo, chỉ khác là do đạo làm nhơn tạo và phân nhiều bực theo người.

Tam chủng thất lai:
  1. nhất sanh thất lai (ekabījī).
  2. lục sanh thất lai (kolankola).
  3. thất sanh thất lai (sattakattuparama).
Nhất sanh thất lai là bực sơ quả trở lại cõi Dục giới không quá 1 lần.
Lục sanh thất lai là bực sơ quả trở lại cõi Dục giới từ 2 đến 6 lần.
Thất sanh thất lai là bực sơ quả trở lại cõi Dục giới 7 lần.


Ngũ chủng nhất lai:
  1. đắc tại nhơn loại nhập Níp-bàn tại nhơn loại. Idha patvā idhā parinibbāyī.
  2. đắc tại chư Thiên nhập Níp-bàn tại chư Thiên. Tattha patvā tattha parinibbāyī.
  3. đắc tại nhơn loại nhập Níp-bàn tại chư Thiên. Idha patvā tattha parinibbāyī.
  4. đắc tại chư Thiên nhập Níp-bàn tại nhơn loại. Tattha patvā idha parinibbāyī.
  5. đắc tại nhơn loại sanh về chư Thiên, trở lại nhập Níp-bàn tại nhơn loại. Idha patvā tattha nibbattiyā parinibbāyī.

Ngũ chủng bất huờn:
  1. Trung bang bất huờn (antara parinibbāyī).
  2. Sanh bang bất huờn (upahacca parinibbāyī).
  3. Vô hành bang bất huờn.
  4. Hữu hành bang bất huờn (sasaṅkhāra parinibbāyī).
  5. Thượng lưu bang bất huờn (uddaṃsotākanitthāgāmi).
Trung bang bất huờn (nửa đời đắc sớm) là bực chứng quả thứ ba (a-na-hàm) nơi nhơn loại, nếu chưa chứng A-la-hán nơi cõi người thì sẽ chứng A-la-hán nơi cõi Ngũ Tịnh cư từ nửa đời trở về trước trong cõi này.
Sanh bang bất huờn là đắc nữa đời trở về sau, tức là đắc già.
Vô hành bang bất huờn là khỏi cần cảnh rõ rệt cũng tiến hóa đến đạo, quả thứ tư (khỏi ráng cố gắng).
Hữu hành bang bất huờn là phải cần cảnh rõ rệt mới có thể tiến hóa đến cõi tột, cõi nhập Níp-bàn (phải ráng cố gắng).
Thượng lưu bang bất huờn là bực sanh về cõi Thánh mà còn phải luân chuyển sanh lên cõi Sắc cứu cánh (akānitthā) mới đắc quả thứ tư rồi Níp-bàn.

Bản giải Siêu lý Tiểu học - trang 87


  1. 62 Tà Kiến
  2. Diṭṭhikatthā
  3. Hữu Kiến & Phi Hữu Kiến
  4. Ngụy Biện Vô Tận
  5. Tà Kiến
  6. Thân kiến
  7. Thập tướng vô kiến


A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung

© www.tudieu.de