A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung
www.tudieu.de
  1. 62 Tà Kiến
  2. Diṭṭhikatthā
  3. Hữu Kiến & Phi Hữu Kiến
  4. Ngụy Biện Vô Tận
  5. Tà Kiến
  6. Thân kiến
  7. Thập tướng vô kiến
Ghi âm audio:
  1. Khoái Lạc Kiến
  2. Tùy Ngã Kiến
  3. Tà Kiến

Kiến
diṭṭhi

16 loại Kiến

Ngụy Biện Vô Tận

Ngụy Biện Vô Tận

NHỮNG LÝ THUYẾT VỀ NGỤY BIỆN VÔ TẬN (AMARĀVIKKHEPAVĀDA)

61. "Ngụy biện vô tận" (amarā, nghĩa đen là bất tử).

Ý nghĩa là: Quan điểm và lời nói của nhà lý thuyết này tiếp tục rào đón không có giới hạn. "Ngụy biện": Lật đi lật lại bằng những cách sai biệt, "Ngụy biện vô tận": ngụy biện qua những quan điểm và lời nói không có chỗ kết thúc.

Một nghĩa từ nguyên khác: amāra là tên của một loại cá (có lẽ là con lươn). Bởi vì chúng lượn quanh trong nước, lúc ẩn lúc hiện, không thể tóm được chúng. Cũng vậy, lý thuyết này vơ vẩn chỗ này chỗ kia không thể nắm bắt được, do vậy nó có tên là "Luồn lách như lươn".

62. VỊ ẤY KHÔNG HIỂU NHƯ THỰC PHÁP NÀO LÀ THIỆN VÀ PHÁP NÀO LÀ BẤT THIỆN.

A: Vị ấy không hiểu như thực mười thiện nghiệp đạo và mười bất thiện nghiệp đạo.
"Điều đó sẽ làm cho tôi phiền muộn": nó có thể làm cho tôi phiền muộn do hối tiếc qua việc nói sai. Ý nghĩa là nó sẽ gây khổ tâm.
"Phiền muộn đó sẽ là một chướng ngại cho tôi": tức là, một trở ngại cho việc đạt đến trời hoặc đạo.
"Từ việc lo sợ và chán ghét nói sai": do tàm và quý.
"Tôi không nói như vậy": đây là ngụy biện mơ hồ.
"Tôi không nói theo cách kia": vị ấy bác bỏ lý thuyết thường kiến rằng ngã và thế giới là thường hằng.
"Tôi cũng không nói theo cách khác": tức là trong một cách khác hơn chủ thuyết thường kiến; do cây này vị ấy bác bỏ chủ thuyết thường kiến phiến diện.
"Tôi không nói rằng nó không phải thế": vị ấy bác bỏ lý thuyết đoạn kiến rằng "Như Lai không tồn tại sau khi chết."
"Tôi không nói rằng nó không phải cái này cũng không phải cái kia": vị ấy bác bỏ lý thuyết suy đoán rằng "Như Lai không tồn tại cũng không phải không tồn tại sau khi chết."

(Một phương pháp khác): Khi được hỏi vị ấy không tự mình tuyên bố bất cứ điều gì là thiện hoặc bất thiện. Khi được hỏi: "Có phải đây là thiện?", vị ấy nói: "Tôi không nói như vậy".
Được hỏi: "Thế thì có phải nó là bất thiện?", vị ấy nói: "Tôi không nói theo cách kia."
Được hỏi: "Vậy nó là cái gì đó khác hơn thiện và bất thiện?", vị ấy nói: "Tôi cũng không nói theo một cách khác".
Được hỏi: "Nếu nó không phải ba điều trên, ý của bạn ra sao?", vị ấy nói: "Tôi không phải nói rằng nó không phải thế."
Được hỏi: "Theo ý bạn có phải nó không phải cái này cũng không phải cái kia?", vị ấy nói: "Tôi không nói rằng nó không phải cái này cũng không phải cái kia."
Như vậy, vị ấy dùng đến ngụy biện, và không giữ lập trường ở bất cứ phía nào.

Ṭī: Những nhà nguỵ biện không đủ thông minh ngay cả để biết sự sai khác giữa những tính thiện, bất thiện và các pháp ưu thắng hơn cả nhân vị. Họ không hiểu những từ "Thiện" và "Bất thiện" theo cách của thiện và bất thiện nghiệp đạo.

Phương pháp giải thích thứ nhất (trong năm loại luồn lách) dùng để minh họa ngụy biện vô tận như là ngụy biện mơ hồ, phương pháp thứ hai để minh họa sự đồng dạng giữa ngụy biện luận và cách luồn lách của một con lươn.

63. DỤC VÀ THAM CÓ THỂ SANH TRONG TÂM TA

A: Không có hiểu hết, vị ấy thình lình tuyên bố thiện là thiện và bất thiện là bất thiện.
Rồi sau đó vị ấy hỏi những người có trí khác: "Tôi giải thích như vậy về điều gì đó. Lời giải của tôi có đúng không?"
Nếu họ nói : "Bạn giải thích đúng", vị ấy có thể nghĩ: "Không có bậc trí nào bằng ta", - như vậy "Dục và tham có thể sanh trong tâm ta".
Ở đây "Dục" (chando) là tham đắm yếu, "Tham" (rāgā) là tham đắm mạnh.

HOẶC SÂN VÀ HẬN CÓ THỂ SANH TRONG TÂM TA

A: Nếu vị ấy tuyên bố thiện là bất thiện và bất thiện là thiện và hỏi những người có trí về giải thích của mình, họ sẽ nói: "Bạn giải thích sai".
Lúc đó, vị ấy nghĩ: "Kể cả vấn đề này ta cũng không biết nhiều", - như vậy "Sân và hận có thể sanh trong tâm ta."
Nơi đây "Sân" (doso) là hiềm hận (kodho) yếu, "Hận" (paṭigho) là hiềm hận mạnh.

ĐÓ SẼ LÀ THỦ DO TA GÂY RA. THỦ NHƯ THẾ SẼ LÀM CHO TA PHIỀN MUỘN.

A: "Cặp dục và tham sẽ là thủ do ta gây ra; cặp sân và hận sẽ làm cho ta phiền muộn".
Hoặc cả hai cặp là thủ bởi vì chúng là những dạng nắm chặt, và cả hai gây ra phiền muộn.
Vì tâm bám vào đối tượng như con đĩa, không muốn buông ra.
Và sân bám vào đối tượng như con rắn độc, muốn hủy diệt đối tượng.
Cả hai cặp gây ra phiền muộn, theo nghĩa làm cho sầu khổ.
Do vậy chúng được gọi là vừa "Thủ" vừa "Phiền muộn".

Ṭī: Cặp dục và tham được nói riêng là thủ theo Vi diệu pháp.
Vì trong Abhidhamma chỉ ái (taṇhā) và các tà kiến được mô tả là thủ.
Nhưng trong Kinh Tạng, sân đôi khi cũng được gọi là thủ.

Kinh Phạm Võng - chú giải


  1. 62 Tà Kiến
  2. Diṭṭhikatthā
  3. Hữu Kiến & Phi Hữu Kiến
  4. Ngụy Biện Vô Tận
  5. Tà Kiến
  6. Thân kiến
  7. Thập tướng vô kiến


A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung

© www.tudieu.de