A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung
www.tudieu.de

← Bất Thiện Nhiếp

4 Kết ← 4 Thủ → 6 Triền Cái


4 Thủ
(trích Triết học A Tỳ Đàm)

Tứ Thủ (upādāna)

Thuật ngữ này có nghĩa là sự nắm níu (upa + ādāna). Các phiền não như Ái và Kiến ở mức độ mãnh liệt thì gọi là Thủ. Các ngài ví dụ Tham Ái (taṇhā) là tên trộm trong đêm và Thủ (ūpādāna) là động tác cầm nắm vật trộm.

  1. Dục Thủ (kāmupādāna): Tâm sở Tham (lobha) trong 8 tâm tham (lobhamūlacitta) trong trường hợp đam mê Ngũ Dục (pañcakāma).
  2. Kiến Thủ (diṭṭhupādāna): Sự chấp trước những Tà Kiến nằm ngoài Giới Cấm Thủ và Ngã Chấp Thủ. Như tin Thượng đế tối cao, thiên đường vĩnh cửu hay thờ phụng ma quỷ, thần vật. Chi pháp là tâm sở Tà Kiến (micchādiṭṭhi) trong 4 tâm tham hợp tà (lobhamūladiṭṭhisampayuttacitta).
  3. Giới Cấm Thủ (silabbatūpādāna): Xem lại định nghĩa trên.
  4. Ngã Chấp Thủ (attavādūpādāna): Đây là từ đồng nghĩa của Thân Kiến (sakkāyadiṭṭhi). Thủ này là sự chấp chặt quan điểm Ngã (ahankāra) và Ngã Sở (mamaṅkāra) như có tôi, của tôi, có hắn, của họ. Chi pháp là tâm sở Tà Kiến (micchādiṭṭhi) trong 4 tâm tham hợp tà (lobhamūladiṭṭhisampayuttacitta).


(trích Vô Tỷ Pháp Tập Yếu - TL Tịnh Sự - tb.2019)

Bốn Thủ (upādāna)

Cattāro upādānā: Kāmupādānaṁ diṭṭhupādānaṁ, sīlabbatupādānaṁ attavādupādānaṁ.
Bốn pháp thủ là: dục thủ (kāmupādāna), tà kiến thủ (diṭṭhupādāna), giới cấm thủ (sīlabbatupādāna) và ngã chấp thủ.

Thủ (upādāna) nghĩa là sự quyến luyến mạnh mẽ hay bám dai dẳng, giữ chặt, nắm chặt, chấp lấy, ôm ấp, chấp cứng cảnh; như con rắn vồ lấy một con ếch không để cho nó thoát.

Có Pāḷi chú giải như vầy:
Upādīyantīti = upādānāni: Pháp nào chấp cứng với cảnh, gọi là thủ, tức là tứ thủ.

Thủ (upādāna) mạnh hơn ái (taṇhā). Ái (taṇhā) ví như tên trộm dò dẫm trong bóng tối để trộm đồ vật, trong khi thủ (upādāna) thì như việc thật sự trộm cắp.
  1. Dục thủ (kāmupādāna) là bám dai dẳng, chấp cứng vào ham muốn nhục dục hay vào 5 cảnh dục; pháp thực tính là sở hữu tham (lobha) hiện diện trong 8 tâm căn tham (lobhamūla citta).
  2. Tà kiến thủ (diṭṭhupādāna) là bám dai dẳng, chấp cứng vào tất cả nhận định sai, quan niệm sai, thấy sai [ngoại trừ hai quan điểm đã được đề cập trong (3) và (4)]; pháp thực tính là sở hữu tà kiến (diṭṭhi) hiện diện trong 4 tâm tham tương ưng kiến (lobhamūla diṭṭhisampayutta citta).
  3. Giới cấm thủ (sīlabbatupādāna) bám dai dẳng, chấp cứng theo giới của ngoại giáo, tức là tà giới cho rằng chúng sanh trở nên trong sạch và được giải thoát bằng cách hành theo những hạnh như bò và chó; bám dai dẳng, chấp cứng vào những nghi lễ và nghi thức; pháp thực tính là sở hữu tà kiến (diṭṭhi) hiện diện trong 4 tâm tham tương ưng kiến (lobhamūla diṭṭhisampayutta-citta).
  4. Ngã chấp thủ (attavādupādāna) là bám dai dẳng, chấp cứng vào ngã chấp như là có sự tồn tại của linh hồn, có tôi, bạn, ông ấy, bà ấy, người, v.v… tồn tại; đồng nghĩa với thân kiến (sakkāyadiṭṭhi); pháp thực tính cũng là sở hữu tà kiến (diṭṭhi) hiện diện trong 4 tâm tham tương ưng kiến (lobhamūla diṭṭhisampayuttacitta).

Lưu ý: Ba pháp thủ sau tượng trưng sở hữu tà kiến (diṭṭhi cetasika). Ba pháp thủ này khác nhau vì những cách và những cảnh của bám dai dẳng (thủ) khác nhau.
 


 

4 Kết ← ← Bất Thiện Nhiếp → 6 Triền Cái


A Tỳ Đàm - Lớp Zoom với Trung

© www.tudieu.de