www.tudieu.de

Giới thiệu
Lớp A Tỳ Đàm trên Zoom với Trung

Lời thân chào đến các bạn mới vào tham dự


Trung là một phật tử ở Việt Nam; tuy còn trẻ nhưng đã có hơn 20 năm học hỏi giáo lý A Tỳ Đàm với nhiều thiền sư và pháp sư Phật giáo nguyên thủy. Vào cuối năm 2020, nhờ sự khởi động của anh Nhân là phật tử ở Úc, Trung bắt đầu mở các buổi họp trên Zoom để giúp các bạn sơ cơ tìm hiểu về A Tỳ Đàm. Trang tudieu.de này được hình thành khi các thành viên nhận thấy có nhiều tài liệu từ các buổi họp cần lưu trữ. Và hiện nay số lượng tài liệu có thể bắt đầu làm các bạn chân ướt chân ráo mới vào sẽ ... ngao ngán.

Để giúp các bạn bớt bỡ ngỡ và có dịp bắt kịp với lớp, chúng tôi xin đề nghị các bạn:

  1. Học theo tuần tự giáo trình Chùa Pháp Luân. Đó là 9 chương của Thắng Pháp Tập Yếu Luận (Abhidhammatthasangaha). Bắt đầu từ chương 1 là giảng về Tâm đến chương 6 về Sắc Pháp, chương 8 về Duyên Sinh / Duyên Hệ và chương 9 về Thiền Chỉ / Thiền Quán. Trong mỗi phần chúng tôi có links bài đọc và youtube videos do các Ngài Giảng Sư tại Chùa Pháp Luân phổ biến. Chúng con thành kính tri ân các quý Sư. Theo sau đó là links đến các tài liệu từ các buổi học với Trung trong cùng chủ đề.

  2. Tải các sách cần thiết về để tra cứu khi được hướng dẫn. Chúng tôi không biết các vị là học giả cỡ nào chứ thường thì nếu một ai chưa biết gì về giáo lý căn bản mà mở các cuốn Abhidhamma ra đọc thử vài trang thì chắc chắn sẽ hoang mang vì không hiểu gì hết.

  3. Tải hai bản nêu chi pháp cần thiết:

    (nhấp chuột phải và chọn "Save Image As...")

  4. Nghiên cứu video các bài giảng của
    1. Sư Toại Khanh
    2. Sư Sán Nhiên
    3. Sư Giác Giới

Ngoài ra, Sư Toại Khanh có xuất bản 2 cuốn sách A Tỳ Đàm rất hữu ích cho việc tra cứu.

Chúc các bạn tinh tấn, may mắn và an lành.

A Tỳ Đàm (Abhidhamma)

(Vô Tỷ Pháp, Thắng Pháp, Vi Diệu Pháp)

Như danh từ hàm xúc ý nghĩa, Abhidhamma, Vi Diệu Pháp, là Giáo Huấn Cao Siêu, vi diệu, thù thắng, của Ðức Phật. Sách nầy trình bày phần tinh hoa của Giáo Pháp mà Ngài ban truyền.
Giáo Pháp nằm trong tạng Kinh (Sutta Pitaka) là giáo huấn thông thường, có tánh cách quy ước, chế định (vohāra desanā). Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) là giáo huấn cùng tột (paramattha desanā) rốt ráo. Không thể đổi thay hay biến chuyển, không thể phân tách thêm được nữa.

Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linh và vật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ. Những diễn tiến chánh yếu liên quan đến tiến trình sanh và tử đều được giải thích tường tận. Những điểm phức tạp và khó hiểu trong Giáo Pháp đều được rọi sáng. Con Ðường giải thoát được chỉ vạch với những ngôn từ rành rẽ.

Tâm lý học hiện đại, còn hạn định, vẫn nằm trong phạm vi của Vi Diệu Pháp khi đề cập đến tâm, tư tưởng, tiến trình tư tưởng và trạng thái tâm. Nhưng Vi Diệu Pháp không chấp nhận có một linh hồn, xem như một thực thể đơn thuần thường còn, không biến đổi. Phật Giáo dạy một tâm lý học trong đó không có linh hồn trường cửu.

Tâm thức được định nghĩa. Tư tưởng được phân tách và được sắp xếp thành loại trên bình diện luân lý. Tất cả những trạng thái tâm, hay tâm sở, đều được ghi rõ từng khoản. Thành phần cấu hợp của mỗi loại tâm đều được trình bày tường tận với đầy đủ chi tiết. Những tiến trình tâm phát sanh qua năm cửa giác quan và cửa tâm (ý căn) được mô tả một cách vô cùng hứng thú. Không có bản khái yếu tâm lý học nào giảng giải tiến trình tâm được rõ ràng như vậy.

Trích Lời mở đầu (Vi Diệu Pháp Toát Yếu) - Nārada Mahā Thera (Phạm Kim Khánh dịch)


Mục Lục
Tạng Vi Diệu Pháp
(Abhidhamma Pitaka)

  1. Bộ Pháp Tụ - Dhammasangani
    1. Chương Tâm Sanh:
      • Pháp Thiện (dục giới, sắc giới, vô sắc giới, siêu thế)
      • Pháp Bất thiện
      • Pháp Vô ký
    2. Chương Sắc
    3. Chương Toát Yếu
    4. Chương Trích Yếu
  2. Bộ Phân Tích (Phân Biệt) Vibhanga: Phân tích theo Kinh & theo Vi Diệu Pháp các đề mục: Uẩn, Xứ, Giới, Ðế, Quyền, Duyên khởi, Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Thần Túc, Giác chi, Ðạo.
  3. Bộ Chất Ngữ (Giới Thuyết) Dhatukatha: Xiển minh câu yếu hiệp, bất yếu hiệp, tương ưng, bất tương ưng...
  4. Bộ Nhân Chế Định (Nhân Thi Thuyết) Puggala Pannatti: Xứ Chế Ðịnh, Giới Chế Ðịnh, Ðế Chế Ðịnh, Quyền Chế Ðịnh, Nhơn Chế Ðịnh, Ðầu Ðề Một,... Mười Chi Xiển Minh, Phần Một Chi,... Mười Chi
  5. Bộ Ngữ Tông (Biện Giải) Kathavatthu
  6. Bộ Song Đối (Song Luận) Yamaka
    1. Căn song (mūlayamaka)
    2. Uẩn song (khandhayamaka)
    3. Xứ song (āyatanayamaka)
    4. Giới song (dhātuyamaka)
    5. Ðế song (saccayamaka)
    6. Hành song (sankhāyamaka)
    7. Tùy miên song (anusayayamaka)
    8. Tâm song (cittayamaka)
    9. Pháp song (dhammayamaka)
    10. Quyền song (indriyayamaka)
  7. Bộ Vị Trí (Phát Thú) Patthana
    1. Tam đề vị trí
    2. Nhị đề vị trí
    3. Nhị đề Tam đề vị trí

Mục Lục
Thắng Pháp Tập Yếu Luận
(Abhidhammatthasangaha)

Chương một: Tâm (Citta)
1) Bất thiện tâm (Akusalacitta)
2) Vô nhân tâm (Ahetukacitta)
3) Tịnh quang tâm (Sobhanacitta)
4) Sắc giới tâm (Rūpāvacaracitta)
5) Vô sắc giới tâm (Arūpāvacaracitta)
6) Siêu thế tâm (Lokuttaracitta)

Chương hai: Tâm sở (Cetasika)
1) 7 Biến hành tâm sở (Sabbacittasādhāranā)
2) 6 Biệt cảnh tâm sở (Pakinnakacetasika)
3) 14 Bất thiện tâm sở (Akusalacetasika)
4) 25 Tịnh quang tâm sở (Sobhanacetasika)

Chương ba: Linh tinh (Pakinnaka)
1) Phân loại theo thọ
2) Phân loại theo nhân
3) Phân loại theo công tác
4) Phân loại theo căn môn
5) Phân loại theo đối tượng
6) Phân loại theo trú căn

Chương bốn: Lộ trình của tâm (Cittavīthi)
1) Lộ trình của tâm qua 5 căn
2) Lộ trình qua ý môn
3) Lộ trình của An chỉ tốc hành tâm
4) Ðồng sở duyên tâm
5) Tốc hành tâm
6) Các loại chúng sanh
7) Các địa giới

Chương năm: Ra ngoài loại hình (Vīthimutta)
1) Bốn địa
2) Các loại kiết sanh thức (Patisandhi)
3) Thọ mạng trên sắc giới thiên
4) Thọ mạng trên vô sắc giới thiên
5) Bốn loại nghiệp
6) Nguyên nhân của chết
7) Nghiệp, nghiệp tướng và thú tướng
8) Lộ trình tâm của một người sắp chết.
9) Giòng tâm thức

Chương sáu: Sắc (Rūpa)
1) Tóm lược (Samuddesa)
2) Phân loại các Sắc pháp (Rūpavibhāgo)
3) Sắc sinh khởi (Rūpasamutthāna)
4) Tổng hợp các Sắc (Kalāpa-Yojanā)
5) Diễn biến Sắc pháp (Rūpavattikàmo)
6) Niết Bàn (Nibbāna)

Chương bảy: Tập yếu (Samuccaya-Sangaha-Vibhāgo)
1) Tạp loại tập yếu (Missako sangaho)
2) Tổng quát tập yếu (Sabbasangaho)

Chương tám: Duyên khởi và Duyên hệ
1) Trợ duyên tập yếu (Paccaya sangaho)
2) Duyên hệ duyên (Patthanapaccayo)

Chương chín: Nghiệp Xứ hay Ðối tượng Tu hành
1) Thiền Chỉ (Samatha)
2) Thiền Quán (Vipassana)


© vdpzoom.com